Lĩnh vực hình sự

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 58)

5. Kết cấu đề tài

2.3.1. Lĩnh vực hình sự

Về tuổi chịu TNHS của NCTNPT

Quy định về độ tuổi phải chịu TNHS tại Điều 12 BLHS thể hiện một bước tiến bộ trong PLHS VN về bảo vệ QCN của NCTN. Quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của CRC. Các quốc gia thành viên phải tìm cách thúc đẩy việc thiết lập những đạo luật, thủ tục, các cơ quan và thể chế áp dụng riêng cho những trẻ em bị tình nghi, bị cáo buộc hay bị xác nhận là vi phạm PLHS, và cụ thể là xác định độ tuổi tối thiểu mà dưới độ tuổi đó trẻ em sẽ được coi là không có khả năng vi phạm PLHS.79 Nếu so với độ tuổi bắt đầu chịu TNHS trong luật hình sự một số nước trên thế giới hiện nay như Nam Phi: 7 tuổi, Ấn Độ: 7 tuổi, Anh: 10 tuổi thì chúng ta mới nhận thấy sự tiến bộ của PLHS VN. Về cách tính tuổi NCTNPT trong luật hình sự VN trên thực tế hiện nay cũng thể hiện yêu cầu bảo đảm quyền NCTN. Các văn bản hướng dẫn về cách tính độ tuổi của NCTNPT đều theo hướng có lợi cho NCTNPT.80

Quy định độ tuổi tối thiểu phải chịu TNHS là từ đủ 14 tuổi, trẻ em dưới 14 tuổi được coi là không có khả năng vi phạm PLHS. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với

79

Điểm a khoản 3 Điều 40 CRC 80

Theo Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH

1. Trường hợp xác định được tháng sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày thì trong tháng đó lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.

2. Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

3. Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

4. Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh của bị can, bị cáo thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo

59

các hướng dẫn về mức tối thiểu tuổi chịu TNHS của quy tắc Bắc Kinh và độ tuổi tối thiểu chịu TNHS được khuyến nghị là không thấp hơn 12.81

Quy định về nguyên tắc xét xử

Nguyên tắc xử lý đối với NCTNPT được quy định tại Điều 69 BLHS, các nguyên tắc này đã thể hiện đầy đủ quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền NCTNPT. Các nguyên tắc này bao gồm:

Nguyên tắc thứ nhất: việc xử lý NCTNPT chủ yếu là nhằm giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.Vì thế, luật hình sự VN đòi hỏi trong mọi trường hợp điều tra, truy tố và xét xử hành vi phạm tội của NCTN, các cơ quan nhà nước có thểm quyền phải xác định rõ khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội (khoản 1). Nguyên tắc này cũng phù hợp với yêu cầu quốc tế, các quốc gia thành viên công nhận quyền của mọi trẻ em bị tình nghi, bị cáo buộc hay bị công nhận là đã vi phạm luật hình sự được đối xử theo cách thức phù hợp với việc thúc đẩy nhận thức của trẻ em về nhân cách và phẩm giá vốn có, một cách thức tăng cường sự tôn trọng của trẻ em đối với những quyền và tự do cơ bản của người khác và có tính đến độ tuổi của trẻ em cũng như mong muốn thúc đẩy sự tái hoà nhập của trẻ và giúp trẻ em đảm đương một vai trò có tính chất xây dựng trong xã hội.82

Theo các nguyên tắc tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4, thì việc truy cứu TNHS đối với NCTNPT chỉ được đặt ra khi nó thật sự cần thiết, việc xử lý hình sự đối với NCTNPT chỉ là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp xử lý khác của nhà nước không còn hiệu quả. Trong trường hợp có những biện pháp xử lý khác khoan hồng mà không cần phải áp dụng hình phạt đối với NCTNPT thì ưu tiên áp dụng các biện pháp khoan hồng này. Các nguyên tắc này cũng đã thể hiện rõ nét tinh thần đảm bảo QCN của NCTN cũng như yêu cầu của CRC như: đưa ra nhiều biện pháp khác nhau như ra lệnh chăm sóc, hướng dẫn và giám sát; tư vấn; thử thách; chăm nuôi; các chương trình giáo dục và dạy nghề và những biện pháp thay thế khác cho việc quản lý tại cơ sở nhằm bảo đảm cho trẻ em được đối xử phù hợp với phúc lợi của trẻ và tương xứng với hoàn cảnh cũng như hành vi phạm tội của trẻ.83

Nguyên tắc tiếp theo, xuất phát từ yêu cầu của nguyên tắc nhân đạo, luật hình sự không cho phép áp dụng hình phạt tử hình hoặc tù chung thân đối với NCTNPT. Cũng

81

Khuyến cáo Ủy ban về quyền trẻ em tại Bình luận chung số 10 (Đoạn 33) 82

Điều 40 CRC 83

60

với lập luận trên, đối với NCTNPT khi buộc phải áp dụng hình phạt tù thì mức án dành cho họ phải thấp hơn so với người đã thành niên. Nguyên tắc này cũng phản ánh tinh thần bảo đảm QCN của NCTN. Không trẻ em nào bị tra tấn hay bị đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm. Những người dưới 18 tuổi nếu gây ra những hành động phạm pháp sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình hoặc tự chung thân mà không có khả năng được phóng thích và Không trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện. Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành phù hợp với pháp luật và chỉ được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất.84

Tóm lại, các nguyên tắc xử lý đối với NCTNPT được quy định trong luật hình sự đã thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ QCN của NCTNPT, phù hợp với các yêu cầu của Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được nhà nước ta kí kết và tham gia.

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)