Về hình phạt áp dụng và các biện pháp khác

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 64)

5. Kết cấu đề tài

2.4.3. Về hình phạt áp dụng và các biện pháp khác

Cả hai hệ thống pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế đều có hình phạt tù có thời hạn cho NCTN (tuy nhiên áp dụng hình phạt này chỉ trong trường hợp cần thiết và ở mức hạn chế ) với sự đề cao mục đích giáo dục và giúp họ sớm hòa nhập cộng đồng. Ngoài hình phạt phải tước tự do này Pháp luật VN còn quy định hình phạt khác ở mức độ nhẹ hơn như: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ. Bên cạnh đó, BLHS VN còn có chế tài áp dụng đối với NCTN, nhưng chế tài này cũng nhằm mục đích hòa nhập cộng đồng như các biện pháp tư pháp : giáo dục tại phường, xã, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng.

Còn ở gốc độ quốc tế, pháp luật không quy định cụ thể hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, nhưng nó có nhiều quy định biện pháp thay thế hình phạt giam giữ hơn là ở Việt Nam với mục đích hỗ trợ NCTN gần gũi, tiếp xúc, hòa nhập cộng đồng xã hội. Quy tắc khẳng định cần cho phép cơ quan có thẩm quyền có nhiều biện pháp xử lý khác nhau, nhằm phát huy tính linh hoạt, giúp tránh việc sử dụng hình phạt giam giữ ở mức độ cao nhất có thể. Đồng thời Quy tắc đã liệt kê ra cụ thể những biện pháp xử lý thay thế hình phạt giam giữ như:

- Yêu cầu về chăm sóc, hướng dẫn và giám sát; - Hình thức quản chế;

- Yêu cầu về sự giúp đỡ của các tổ chức cộng đồng; - Những hình phạt về tài chính, bồi thường và hoàn trả; - Yêu cầu xử lý qua trung gian hay những cách xử lý khác;

- Những yêu cầu được tham gia vào nhóm luật sư bào chữa hay những hoạt động tương tự;

- Những yêu cầu có liên quan đến chăm sóc bảo trợ, các cộng đồng đang sinh sống hay những cơ sở giáo dục khác;

- Những yêu cầu thích hợp khác.

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 64)