Quyền được trình bày quan điểm

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 39)

5. Kết cấu đề tài

2.2.1.3. Quyền được trình bày quan điểm

Từ “quan điểm” được hiểu là điểm xuất phát phương hướng suy nghĩ về cách nhìn, ý kiến, cách xem xét, đánh giá hay cách hiểu về một sự vật, sự việc nào đó.43 Trẻ em tuy chưa phát triển hoàn chỉnh cách suy nghĩ về mọi vấn đề, nhưng các em đang trong giai đoạn phát triển theo độ tuổi. Đây là giai đoạn đang trong sự hình thành quan điểm, vì vậy các quan điểm của các em đôi lúc chưa đúng đắn, tuy nhiên nếu vì sự không đúng đắn mà chúng ta không tạo cơ hội cho các em nêu ra thì sao này e rằng các em sẽ rụt rè, e ngại và tâm lý lo sợ đó sẽ kìm hãm sự phát triển suy nghĩ của các em. Càng quan trọng hơn, khi các em bị lạc vào con đường sai phạm, thì quyền trình bày quan điểm đó phải được tôn trọng, xem xét một cách thận trọng hơn.

Quyền được trình bày quan điểm đồng thời cũng là một trong bốn nguyên tắc cơ bản của CRC. Nội dung của điều này thừa nhận trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đền liên quan đến trẻ em, trong mọi hoàn cảnh, kể cả trong hoạt động tố tụng, đồng thời yêu cầu các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có khả năng hình thành và nói lên những quan điểm, ý kiến cũng như phải tôn trọng những ý kiến, quan điểm của trẻ một cách thích đáng.

Trong lĩnh vực TTHS, khi trẻ em phạm sai lầm đến mức độ trở thành bị can, bị cáo trong hoạt động TTHS, lúc này trẻ em đang mang tâm lý lo sợ, những hành động việc làm sai trái của trẻ em đôi lúc rất phức tạp, cán bộ thực thi pháp luật nếu không được lắng nghe lời nói, suy nghĩ của trẻ thì khó có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Đồng thời, khi trẻ em được tạo cơ hội bày tỏ ý kiến, những ý kiến đó có thể dùng làm chứng cứ hay những gì liên quan đến quá trình điều tra, và cũng có thể là tình tiết để giảm nhẹ cho trẻ em nếu sau này bị xét xử. Vì thế, các thủ tục tố tụng phải nhằm bảo đảm những lợi ích cao nhất của NCTN và được tiến hành trong một bầu không khí hiểu

43

40

biết, cho phép NCTN được tham gia và tự do bày tỏ ý kiến.44Ngoài ra, nếu cần thiết thì trẻ em có thể được trở giúp pháp lý từ các chủ thể có liên quan.

Với mục đích đó, trẻ em phải được đặc biệt trao cơ hội nói lên ý kiến của mình trong bất kỳ quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính nào có liên quan đến trẻ, trực tiếp hoặc thông qua một người đại diện hay một cơ quan thích hợp, theo cách thức phù hợp với những quy tắc, thủ tục pháp luật quốc gia.45 Cũng cần hiểu rằng quy định kể trên không có nghĩa là cha mẹ, nhà nước và các chủ thể khác phải nghe theo các ý kiến, quan điểm của trẻ trong mọi trường hợp, mà chỉ đặt ra nghĩa vụ cho các chủ thể phải lắng nghe, tôn trọng nghiêm túc xem xét và thực hiện các ý kiến, quan điểm đó nếu thấy chúng hợp lý và có thể áp dụng.

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)