5. Kết cấu đề tài
2.2.1.1. Quyền khi tiếp xúc và giao tiếp với cán bộ thực thi
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin và cảm xúc, tri giác, tác động qua lại với nhau trong những tình huống cụ thể, nhằm thực hiện mục đích của hoạt động nhất định.35 Hỏi cung bị can là hoạt động điều tra do điều tra viên tiến hành bằng cách sử dụng các biện pháp tác động đến tư duy, tình cảm, ý chí của bị can, thông qua giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện biểu cảm khác như nét mặt, cử chỉ, ánh mắt… nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai của họ.
Thực tế điều tra cho thấy, trẻ em vi phạm pháp luật thường do nhận thức xã hội và pháp luật còn hạn chế, bồng bột, thiếu kiềm chế trước tác động của ngoại cảnh, nhiều trường hợp không phân biệt được đúng sai. Trẻ em bị xâm hại do tuổi còn nhỏ nên rất dễ bị tổn thương, nhiều khi không hiểu được những gì đã diễn ra với mình; không dám hoặc không thể kể lại sự việc đã xảy ra; không hiểu được ngôn ngữ phức tạp, đặc biệt là những từ ngữ luật. Khi phải tiếp xúc với điều tra viên thì phong cách, tấm gương cụ thể của người cán bộ làm việc với trẻ em có ảnh hướng rất lớn đến tư tưởng, nhận thức và tình cảm của trẻ em. Do đó “Sự tiếp xúc giữa những cơ quan thực hiện pháp luật và NCTNPT phải được thực hiện theo cách tôn trọng địa vị pháp lý của NCTN, tăng cường phúc lợi cho NCTN và tránh làm tổn hại đến các em, trên cơ sở có xem xét thỏa đáng đến hoàn cảnh của vụ án”.36
Quy tắc 10.3 đề cập đến một số khía cạnh cơ bản liên quan đến những thủ tục và hành vi từ phía cảnh sát và các cán bộ thực thi pháp luật khác trong vụ án liên quan đến NCTN. Để “tránh gây tổn hại” là một thuật ngữ mềm dẻo bao hàm nhiều đặc điểm của
35
Xem: “Giao tiếp sư phạm”. Nxb. Giáo dục. 1998, tr. 4. 36
37
tác động qua lại có thể xảy ra (ví dụ như sử dụng ngôn ngữ thô thiển, xâm phạm thân thể... ). Điều này đặc biệt quan trọng trong lần tiếp xúc đầu tiên với các cơ quan thực thi pháp luật, có thể gây ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ của NCTN đối với nhà nước và xã hội. Hơn nữa, thành công của bất cứ sự can thiệp sâu hơn nào cũng phụ thuộc phần lớn vào những tiếp xúc đầu tiên như vậy. Trong những trường hợp này, tình thương và thái độ cương quyết, đúng đắn là rất quan trọng.
Tuy nhiên để đảm bảo quyền của NCTN cũng như việc điều tra được thuận lợi và khách quan, điều tra viên cũng cần chuẩn bị các khâu thật kỹ lượng như sau:
Điều tra viên cần có định hướng trước khi tiếp xúc với bị can NCTN bằng việc nghiên cứu nhân thân bị can (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, mức độ phát triển thể chất và tinh thần, hoàn cảnh gia đình); các đặc điểm về đạo đức, tâm lí ( tính cách, khí chất, hứng thú, sở thích); các đặc điểm pháp lí hình sự của bị can (động cơ, mục đích phạm tội) có hay không có người lớn xúi giục. Trên cơ sở đó điều tra viên cần dự đoán xem bị can sẽ có những phản ứng như thế nào. Điều này giúp cho điều tra viên chủ động, linh hoạt và áp dụng các thủ thuật hỏi cung phù hợp, tránh những tình huống bất ngờ, lúng túng. Sau khi đã dự kiến được các phản ứng có thể xảy ra, điều tra viên cần dự kiến thời gian, địa điểm tiếp xúc với bị can, dự kiến cách mở đầu, diễn biến và kết thúc giao tiếp trong hỏi cung bị can.
Điều tra viên phải quan sát nét mặt, cử chỉ, hành vi lời nói của bị can để nhanh chóng phát hiện trạng thái tâm lí của họ. Ví dụ: Nếu quan sát thấy đồng tử mắt bị can giãn ra, mắt mở to nhìn thẳng điều tra viên, nét mặt bình thản, ngồi với tư thế không gò bó… chứng tỏ bị can đang ở trạng thái tích cực thì điều tra viên nên sẵn sàng hỏi cung. Ngược lại, ngay từ đầu bị can tỏ ra lì lợm, ngoan cố, lẩn tránh trong giao tiếp thì đồng tử mắt co, lông mày nhíu lại, hai tay khoanh trước ngực…Trong trường hợp này, điều tra viên phải tìm mọi cách để tiếp xúc với bị can. Hoặc khi thấy bị can có hiện tượng khô môi (bị can cứ mím miệng nhấp môi cho ướt nhưng thỉnh thoảng dải môi lại khô và dính chặt với nhau) thì đây là trạng thái biểu hiện sự gian dối của bị can.37
Khi hỏi cung bị can vị thành niên cần giữ thái độ bình tĩnh, tự tin và có thiện cảm với bị can nhưng đồng thời phải dứt khoát, cứng rắn. Thái độ của Điều tra viên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc tâm lý giữa điều tra viên và bị cáo, tạo sự tin cậy, tôn trọng của bị can đối với điều tra viên. Những biểu hiện như nóng nảy của điều tra viên sẽ làm cho bị can trở nên cáu giận, cố thủ hoặc vì quá sợ hãi, hồi hộp sẽ bắt đầu
37
Xem: “Tâm lí hỏi cung hình sự”. Trường Đại học cảnh sát nhân dân. 1998 (Dịch từ: “Hỏi cung và lời thú tội” (Tiếng Anh). Theo bản dịch của Viện khoa học VKSNDTC), tr. 42.
38
nhầm lẫn và nói dối.38 Đồng thời, cuộc tiếp xúc không nên quá dài vị bị can ở lứa tuổi này chỉ có khả năng tập trung ở thời gian ngắn.
Thực chất sự tiếp xúc và giao tiếp với bị an vị thành niên là cuộc đấu tranh về ý chí và lí trí giữa điều tra viên và bị can. Do đó, để hoạt động này đạt được hiệu quả và chất lượng cao, đòi hỏi điều tra viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức sâu rộng về xã hội, kĩ năng giao tiếp.