Sự an toàn được đặt lên hàng đầu

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 31)

5. Kết cấu đề tài

2.1.1. Sự an toàn được đặt lên hàng đầu

“Sự an toàn” được ghi nhận là một trong các quyền cơ bản và quan trọng nhất. Điều 3 UDHR đã nhấn mạnh điều đó :”Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”. Bên cạnh đó, Điều 9 của ICCPR đã nhắc lại cũng như sự khẳng định một lần nữa nguyên tắc này “Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân…” Đây cũng là nguyên tắc đầu tiên và cơ bản của quy tắc Hanava: “Hệ thống tư pháp đối với NCTN cần nêu cao các quyền cùng sự an toàn của NCTN, nâng cao sức khỏe về thể chất và tinh thần của NCTN...

Nhu cầu an toàn bao hàm cả an toàn về thể chất, tính mạng và an toàn về tinh thần. An toàn về tính mạng nghĩa là bảo vệ cho người ta tránh được các nguy cơ đe dọa cuộc sống và an toàn về tinh thần là tránh được mọi sự sợ hãi, lo lắng. Trong lĩnh vực TTHS đối với NCTN thì vấn đề an toàn cá nhân cần được bảo vệ đặc biệt hơn ai hết. Do trẻ em là những chủ thể còn non nớt về cả thể chất và tinh thần nên khác với người lớn, việc bảo đảm sự an toàn cho trẻ em không chỉ đòi hỏi các biện pháp thông thường cần thiết để bảo vệ tính mạng hay các biện pháp phòng ngừa về sức khỏe như chăm sóc, tiêm chủng, dinh dưỡng. Sự an toàn cần được hiểu một cách toàn diện về mọi mặt không chỉ bao gồm phương tiện về thể chất, mà còn về các phượng diện tình cảm, tinh thần, danh dự, nhân phẩm.

Như vậy, trong các giai đoạn tố tụng, bất kỳ hoàn cảnh nào, sự an toàn của NCTN phải được đặt lên hàng đầu. Người THTT phải hết sức lưu ý và thận trận trong khi thực hiện vai trò trách nhiệm của mình. Có thể thấy rằng, đây là nguyên tắc rất cơ bản và xuyên suốt, nó như nguyên tắc tiền đề bao hàm các nguyên tắc khác. Bởi vì, tất cả các nguyên tắc khác được thực hiện cũng vì mục đích bảo vệ quyền NCTN, tức đảm bảo được sự an toàn của những người này.

32

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 31)