Giai đoạn bị xét xử và tuyên án

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 47)

5. Kết cấu đề tài

2.2.3.Giai đoạn bị xét xử và tuyên án

2.2.3.1. Phạt tù chỉ được áp dụng sau cùng, trong thời gian ngắn nhất

NCTN dễ có nguy cơ thực hiện tội phạm nếu họ sống trong một môi trường xã hội không lành mạnh, tỷ lệ tội phạm cao. Bên cạnh đó, NCTN là người dễ uốn nắn, cải tạo, thích nghi với cuộc sống nên việc giáo dục, cải tạo NCTN thường dễ dàng hơn so với người đã thành niên, đạt được hiệu quả của hình phạt cao hơn.

Thấu hiểu điều trên và xuất phát từ nguyên tắc xử lý đối với NCTNPT. Các quốc gia cần lưu ý khi phải áp dụng biện pháp tước tự do NCTNPT : “Những hạn chế tự do cá nhân đối với NCTN chỉ được đưa ra sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng, và phải giới hạn giới hạn ở mức độ tối thiểu có thể”.59 Bên cạnh quy định này cũng có điều khoản tương tự “…Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành phù hợp với pháp luật và chỉ được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất”.60 Có thể thấy, những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc là không thích hợp. Nếu trong các vụ án liên quan đến người trưởng thành và cũng có thể trong những vụ án nghiêm trọng liên quan đến NCTN, việc xử phạt công minh và mang tính trừng phạt có thể được xem là thích đáng; thì trong những vụ án liên quan đến NCTN, việc xem xét này luôn nghiêng về hướng bảo vệ lợi ích và tương lai của thanh thiếu niên.

Khoa tội phạm học tiến bộ ủng hộ việc áp dụng hình phạt không giam giữ thay cho hình phạt giam giữ. Nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với cá nhân dường như là không tránh khỏi trong bất cứ môi trường giam giữ nào, đã để lại hậu quả không thể khắc phục được bằng các cố gắng chữa trị, đặc biệt trong trường hợp NCTN là những người dễ bị tổn thương bởi các ảnh hưởng tiêu cực. Hơn nữa, các ảnh hưởng tiêu cực không chỉ vì mất tự do mà còn vì bị tách khỏi môi trường xã hội bình thường đối với NCTN rõ ràng nghiêm trọng hơn so với người lớn, vì các em đang ở giai đoạn phát triển ban đầu.

59

Quy tắc 17.1 trong Quy tắc Bắc Kinh 60

48

Việc đưa trẻ em vào trại giam phải luônlà phương án cuối cùng và chỉ được áp dụng trong một thời gian cần thiết tối thiểu.61 Quy tắc hạn chế việc giam giữ trên hai phương diện: về số lượng “giải pháp cuối cùng” và về thời gian “khoảng thời gian cần thiết tối thiểu”, thể hiện một trong những nguyên tắc chỉ đạo cơ bản của Nghị quyết 4 được thông qua tại Hội nghị lần thứ 6 của LHQ : không được bỏ tù NCTNPT trừ khi không có cách giải quyết thích hợp nào khác. Vì vậy, Quy tắc này kêu gọi: nếu buộc phải giam giữ NCTN thì phải hạn chế sự mất tự do đến mức thấp nhất có thể được, với những sắp xếp đặc biệt và lưu ý đến sự khác nhau giữa những người phạm tội, những tội phạm và các cơ sở giam giữ. Trong thực tế, cần dành ưu tiên cho những cơ sở giam “mở”62 hơn so với các cơ sở giam “đóng”. Hơn nữa, bất cứ cơ sở giam giữ nào cũng phải mang tính cải tạo giáo dục, hơn là dưới dạng một nhà tù.

Ngoài ra Quy tắc Bắc Kinh còn phủ định việc tước tự do như sau: “Không được tước bỏ tự do cá nhân trừ khi NCTN bị xét xử vì một hành vi nghiêm trọng có dùng bạo lực chống lại người khác hay ngoan cố gây ra những tội nghiêm trọng khác và trừ khi không có cách giải quyết thích hợp khác”.63 Quy tắc này phù hợp với một trong số các quy tắc hướng dẫn được quy định tại Nghị quyết 4 của Hội nghị lần thứ 6 của LHQ, với mục đích tránh sử dụng biện pháp giam giữ đối với NCTN, trừ khi không có biện pháp nào khác phù hợp có thể áp dụng để bảo vệ sự an toàn của xã hội.

Nguyên tắc này đòi hỏi người THTT phải thấy được rằng việc xử lý NCTN không chỉ vì ý chí của nhà nước mà còn vì sự phát triển lành mạnh của NCTN và mức độ xử lý phải phục vụ cho sự phát triển lành mạnh cho quãng đời thanh niên trong suốt cuộc đời này. Thực tiễn cho thấy bên cạnh tác dụng đáng kể và thuận lợi trong hoạt động nghiệp vụ, việc phạt tù NCTN (đặc biệt là giam chung với đối tượng hình sự khác) còn có tác hại khi để lại dấu ấn không tốt trong tâm lý của họ về sau, làm cho việc giáo dục họ về lòng tin vào pháp luật, công lý và con người kém hiệu quả, nhiều khi gây tác dụng ngược chiều.

2.2.3.2. Quyền được bảo vệ khỏi sự đối xử và trừng phạt vô nhân đạo

Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục được đề cập trước hết trong Điều 5 UDHR và Điều 7 ICCPR, trong đó nêu rằng, không ai bị tra tấn hay bị đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Bên cạnh đó, Các quốc gia nên xác định dưới 18 là độ tuổi được coi là vị thành niên trong TTHS.

61

Quy tắc 19 của Quy tắc Bắc Kinh 62

Các cơ sở giam giữ mở là những cơ sở không áp dụng, hoặc áp dụng tối thiểu các biện pháp an ninh (Quy tắc 30 trong Quy tắc của LHQ vể bảo vệ NCTN bị tước tự do).

49

Đối với nhóm xã hội yếu thế - trẻ em, khi tham gia vào hoạt động tố tụng thì các quyền này cần được thực hiện một cách triệt để. Quy tắc Bắc Kinh đã ghi nhận quyền này, đó là một trong các tiêu chuẩn tối thiểu về hoạt động tư pháp đối với NCTN, trong đó có nhắc hình phạt cao nhất đó là hình phạt tử hình, hình phạt tước mất vĩnh viện tất cả các quyền của họ, cụ thể nhất là quyền được sống còn. Nếu như các quốc gia thành viên áp dụng hình phạt này thì các em không còn cơ hội trở lại với xã hội nữa, điều đó thật sự tàn nhẫn và vô nhân đạo với các em. Nó không phù hợp với nguyên tắc chung khi xử lý NCTNPT đó là nhằm mục đích cải tạo, răn đe, giáo dục, tạo cơ hội cho họ trở về với xã hội này.

Vì vậy, không được kết án tử hình đối với bất cứ tội gì do NCTN gây ra.64 Ngoài ra, ở mức độ nhẹ hơn nữa, không được áp dụng những hình phạt nhục hình đối với NCTN.65 Quy định cấm sử dụng hình phạt tử hình trong Quy tắc 17.2 phù hợp với khoản 5, Điều 6 đã ghi trong ICCPR không được phép tuyên án tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi. Quy định chống hình phạt nhục hình phù hợp với Điều 7 của ICCPR và Tuyên bố về việc bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay ngược đãi, cũng như Công ước chống tra tấn và những hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm.

Ngoài ra, nghiêm cấm mọi biện pháp kỷ luật cấu thành việc đối xử độc ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, bao gồm nhục hình, giam trong ngục tối, biệt giam hay bất cứ hình phạt nào có thể làm tổn thương đến sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của NCTN. Việc giảm chế độ ăn uống và hạn chế hay từ chối không cho tiếp xúc với gia đình cũng đều bị cấm. Lao động luôn cần được coi như một công cụ giáo dục không nên áp đặt như là một hình phạt kỷ luật. Không một NCTN nào bị xử phạt hơn một lần vì cùng một sai phạm kỷ luật.66

Có thể thấy rằng đây là những chuẩn mực mà Công ước đã đặt ra cho các quốc gia thành viên để bảo vệ nhóm quyền không bị tra tấn, được đối xử nhân đạo, không bị giam giữ độc đoán, tra tấn, nhục hình. Các nước thành viên, dựa trên các nguyên tắc nền này và tùy thuộc vào điều kiện của nước mình có thể đưa ra những quy định riêng nhưng không được trái với các nguyên tắc cơ bản đã được quy định trong công ước.

2.2.3.3. Quyền được chuyển sang các chương trình hoà nhập cộng đồng

Đối phó với thực trạng NCTNPT, tăng cường các biện pháp giáo dục cộng đồng đang được các chuyên gia pháp lý và dư luận đánh giá cao. Thực tiễn của nhiều nước

64

Quy tắc 17.2 của Quy tắc Bắc Kinh

65 Quy tắc 17.3 của Quy tắc Bắc Kinh 66

50

trên thế giới cho thấy: những chế tài như không tước tự do, giáo dục NCTN ngay tại cộng đồng đã giảm đáng kể tỷ lệ tái phạm. Điều này phù hợp với CRC “biện pháp giam giữ chỉ được áp dụng sau cùng, trong thời gian ngắn nhất có thể”.

Quy tắc 18.1 của quy tắc Bắc Kinh khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền có nhiều biện pháp xử lý khác nhau, nhằm phát huy tính linh hoạt, giúp tránh việc sử dụng hình phạt giam giữ ở mức độ cao nhất có thể. Đồng thời đây cũng các biện pháp theo hướng hòa nhập cộng đồng cho các em, đáp ứng các đòi hỏi đặc thù của giới trẻ.

- Hình thức quản chế, yêu cầu về sự giúp đỡ của các tổ chức cộng đồng;

- Những hình phạt về tài chính, bồi thường và hoàn trả,Yêu cầu xử lý qua trung gian hay những cách xử lý khác;

- Những yêu cầu được tham gia vào nhóm luật sư bào chữa hay những hoạt động tương tự, những yêu cầu có liên quan đến chăm sóc bảo trợ, các cộng đồng đang sinh sống hay những cơ sở giáo dục khác và những yêu cầu thích hợp khác. Một câu hỏi đặt ra, sự cần thiết như thế nào mới có thể áp dụng biện pháp giam giữ với NCTNPT, cũng như việc áp dụng các biện pháp hòa nhập cộng đồng này. Vấn đề này, không có sự đồng nhất hay câu trả lời cụ thể cho các quốc gia thành viên cũng như những người THTT mà chỉ có những quy tắc hay những hướng dẫn chung tại. Các biện pháp xử lý không những phải luôn phù hợp với hoàn cảnh và mức độ phạm tội, mà còn phải phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của NCTN cũng như những nhu cầu của xã hội.67Thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng không chỉ là sự thể hiện tính nhân đạo trong pháp luật quốc tế, mà còn là chính sách các nước, góp phần ổn định an ninh và phòng chống tội phạm hữu hiệu mà còn là biện pháp cụ thể để đảm bảo QCN đối với NCTN.

2.2.4.Giai đoạn khi bị tước quyền tự do

Tước tự do nghĩa là bất kỳ hình thức giam giữ hoặc cầm tù nào, hay đưa một người vào nơi giam giữ chung hoặc riêng, mà người đó không được tự ý rời bỏ nơi giam giữ trừ khi có quyết định của cơ quan tư pháp, hành chính hoặc cơ quan công quyền khác.68 Việc tước tự do cần được thực hiện trong những điều kiện và hoàn cảnh bảo đảm tôn trọng QCN của NCTN. NCTN trong các cơ sở giam giữ phải nhận được sự chăm sóc, bảo vệ và tất cả những giúp đỡ cần thiết về mặt xã hội, giáo dục, dạy nghề, tâm lý, y tế và thể chất – những sự trợ giúp mà các em có thể cần đến tùy theo lứa

67

Điểm a Quy tắc 17.1 Quy tắc Bắc Kinh

68

51

tuổi, giới tính và cá tính của các em, vì lợi ích của sự phát triển lành mạnh của các em.69

2.2.4.1.Quyền được cung cấp, sử dụng những phương tiện và dịch vụ

Vấn đề đầu tiên đáng quan tâm nhất cũng là nhu cầu cần thiết hằng ngày đối với bản thân NCTN là “những tiện nghi và dịch vụ” đáp mọi yêu cầu về sức khỏe và phẩm giá con người.70 Như vậy để đảm bảo điều này cần thỏa mãn rất nhiều nhu cầu cần thiết của họ, tuy nhiên có thể xem xét các điều kiện quan trọng như : điều kiện vật chất và nơi ở, nhu cầu ăn uống, dịch vụ bổ ích khác…

o Thứ nhất, điều kiện vật chất và nơi ở

Điều kiện vật chất và nơi ởđược triển khai cụ thể và cân nhắc một cách kỹ càng từ Quy tắc 32 đến Quy tắc 37, phải phù hợp với mục đích phục hồi của việc điều trị nội trú, có quan tâm thích đáng tới nhu cầu của NCTN về sự riêng tư, kích thích giác quan, cơ hội kết giao với những người cùng lứa tuổi và tham gia các hoạt động thể thao, thể dục và những hoạt động giải trí. Thiết kế và cấu trúc của những cơ sở giam giữ NCTN cần hạn chế tối thiểu nguy cơ hoả hoạn và bảo đảm việc sơ tán an toàn ra khỏi cơ sở giam giữ. Không nên đặt các cơ sở giam giữ ở những khu vực được biết là có hại cho sức khỏe hoặc các mối nguy hiểm hay rủi ro khác.

- Nơi ngủ : các quốc gia cần tạo điều kiện cho trại giam được xây dựng nhiều phòng ngủ. Thông thường gồm những phòng ngủ cho nhóm nhỏ hoặc cho cá nhân. Trong giờ ngủ, cần có sự giám sát thường xuyên, kín đáo đối với mọi khu vực, kể cả những phòng ngủ cá nhân và phòng ngủ tập thể, để bảo đảm việc bảo vệ cho từng NCTN. Theo tiêu chuẩn quốc gia và địa phương, mỗi NCTN cần được cung cấp bộ đồ giường ngủ riêng và đầy đủ, sạch sẽ, được giữ ngăn nắp, và được thay đổi thường xuyên để bảo đảm vệ sinh. Các trại giam ở VN có đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu chỗ nằm của mỗi phạm nhân là NCTN là 03 mét vuông (3 m2), có ván sàn hoặc giường. (Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 117/2011/NĐ-CP).

- Các đồ dùng sinh hoạt : bao gồm các thiết bị đồ dùng hay quần áo riêng phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của NCTN, tất cả phải bảo đảm được vấn đề vệ sinh cũng như sự riêng tư của họ.

+ Những thiết bị vệ sinh phải được lắp đặt, đủ tiêu chuẩn để NCTN có thể sử dụng đáp ứng nhu cầu bản thân một cách riêng tư, sạch sẽ và lịch sự khi cần thiết.

+ Đồ dùng cá nhân: mọi NCTN đều có quyền sở hữu đồ dùng cá nhân và có đủ chỗ cất giữ. Bởi vì việc sử hữu những đồ dùng cá nhân là yếu tố cơ bản của quyền riêng tư và là thiết yếu đối với sức khỏe tâm lý. Ngoài ra, NCTN có quyền được sử dụng

69

Quy tắc 26.2 của Quy tắc Bắc Kinh 70

52

quần áo riêng của mình (trong chừng mực có thể). Các cơ sở giam giữ cần bảo đảm rằng NCTN đều có quần áo riêng thích hợp với khí hậu và đủ để bảo đảm sức khỏe.

o Về nhu cầu ăn uống

Mọi cơ sở giam giữ phải bảo đảm rằng mọi NCTN đều được nhận thức ăn đã được chuẩn bị phù hợp, có chất lượng cũng như số lượng đáp ứng được các tiêu chuẩn về chế độ ăn uống, vệ sinh và sức khỏe. Phải luôn luôn có đủ nước uống sạch cho mọi NCTN. Tuy nhiên các nhu cầu cũng như tiêu chuẩn cụ thể tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, tạp quán thói quen ăn uống. Ở mỗi quốc gia vấn đề này sẽ được quy định cụ thể một cách chi tiết và rõ ràng nhất có thể. Ở VN, Phạm nhân là NCTN được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn như phạm nhân là người thành niên và được tăng thêm về thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng (Khoản 1 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự Số: 53/2010/QH12).

o Dịch vụ bổ ích : chăm sóc y tế và các dịch vụ có liên quan

Ngoài việc cung cấp thực phẩm ăn uống đầy đủ thì chăm sóc sức khỏe bằng các dịch vụ y tế kịp thời là một việc làm rất cần thiết, không thể thiếu được. Vì vậy, LHQ

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 47)