5. Kết cấu đề tài
2.5.1.3. Việc đảm bảo quyền bào chữa
Theo quy định của pháp luật thì đối với bị can, bị cáo là NCTN, nếu họ (hoặc người đại diện hợp pháp của họ) không lựa chọn người bào chữa thì cơ quan THTT phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Tuy nhiên, không ít trường hợp Luật sư tham gia bào chữa mang tính hình thức.
Đồng thời còn có ý kiến cho rằng, Luật sư, người bào chữa phải tham gia vào tất cả buổi thẩm vấn, lấy lời khai và họ phải ký vào tất cả các biên bản hỏi cung, ghi lời khai. Ý kiến khác thì cho rằng, họ chỉ cần tham gia vào một số buổi thẩm vấn, lấy lời khai. Người viết đồng tình với ý kiến thứ nhất, bởi quyền có luật sư phải được đảm bảo ở tất cả các giai đoạn tố tụng102 và khi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là NCTN, cơ quan THTT phải thông báo trước cho người bào chữa,103 nếu họ chỉ tham gia một số buổi thẩm vấn, lấy lời khai còn những buổi khác họ vắng mặt thì e rằng không thể đảm bảo tối đa quyền bào chữa của bị can, bị cáo vị thành niên, bởi sự hạn chế về tâm lý và kiến thức pháp luật của các em đôi khi sẽ là ảnh hưởng tiêu cực cho kết quả sau này.
101 Báo Tuổi trẻ ngày 8-9-2009 đưa tin thượng tá Nguyễn Thanh Tiền - phó Công an TP Sóc Trăng đã trực tiếp nhận lỗi với gia đình em T.
102
Bắt buộc phải có người bào chữa tham gia tố tụng trong các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên (Khoản 1 Điều 9, Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH)
103
70