Người chưa thành niên phạm tội nói chung theo pháp luật quốc

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 26)

5. Kết cấu đề tài

1.3.1.1. Người chưa thành niên phạm tội nói chung theo pháp luật quốc

Theo pháp luật quốc tế, NCTNPT là trẻ em hay thanh thiếu niên bị cáo buộc, hay bị kết luận là đã phạm tội.” (Quy tắc 2.2 Quy tắc Bắc Kinh). Bên cạnh đó, Quy tắc còn định nghĩa “phạm tội” là bất cứ hành vi (hành động hoặc không hành động) nào bị pháp luật xử phạt tùy theo từng hệ thống pháp luật. Quy tắc đã xây dựng như một hướng dẫn các quốc gia thành viên, việc xác định đối tượng là NCTNPT với mức độ, cách thức khác nhau như thế nào tuỳ thuộc vào những điều kiện, tập quán, pháp luật mỗi nước.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể xem xét các khái niệm liên quan chủ thể này như tại Điều 1 CRC xác định rõ: "Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn". Quy tắc Bắc Kinh cũng có quy định rằng: "NCTN là trẻ em hay người ít tuổi tuỳ theo từng hệ thống pháp luật có thể bị xét xử vì phạm pháp theo một phương thức khác với việc xét xử người lớn"

(Quy tắc số 2.2 mục a). Ngoài ra, Quy tắc Hanava nêu cụ thể: "NCTN là người dưới 18 tuổi…" (Quy tắc 2.1 mục a).

Quy tắc trên còn lưu ý rằng “ Trong những hệ thống pháp luật công nhận khái niệm tuổi chịu TNHS của NCTN thì không được quy định quá thấp tuổi bắt đầu phải chịuTNHS, mà cần lưu ý đến thực tế của độ trưởng thành về trí tuệ, tinh thần và tình cảm của người phải chịu TNHS ” (Quy tắc 4). Như vậy sẽ có sự khác nhau lớn trong việc quy định tuổi tối thiểu chịu TNHS là do điều kiện lịch sử và văn hóa. Cách tiếp cận hiện đại là xét xem liệu một đứa trẻ có cách hành xử có đúng với những yếu tố tâm lý và đạo đức cấu thành TNHS hay không. Hay nói cách khác, liệu một đứa trẻ với nhận thức và hiểu biết của cá nhân mình, có phải chịu trách nhiệm trước những hành vi chống đối xã hội một cách căn bản hay không. Nếu tuổi chịu TNHS được quy định quá thấp, hay nếu như không có giới hạn mức độ tuổi thấp hơn, thì khái niệm trách nhiệm sẽ trở thành vô nghĩa.

Từ các quy định liên quan về trẻ em hay NCTN chúng ta có thể hiểu rằng: Pháp luật quốc tế chỉ đưa ra quy định chung về NCTNPT với một giới hạn xác định độ tuổi là dưới 18 tuổi, đồng thời đưa ra khả năng mở cho các quốc gia tuỳ điều kiện kinh tế - xã hội của mình cần có những nỗ lực để thống nhất một giới hạn tuổi tối thiểu hợp lý.

1.3.1.2. Người chưa thành niên phạm tội với độ tuổi theo từng quốc gia quy định

Tại Mỹ, độ tuổi của TNHS được thành lập theo quy định của pháp luật nhà nước. Chỉ có 13 tiểu bang đã thiết lập độ tuổi tối thiểu, khoảng từ 6 đến 12 tuổi. Hầu hết các bang dựa vào pháp luật chung, nắm giữ từ 7 tuổi đến 14 tuổi. Tại Nhật Bản, người

27

phạm tội dưới 20 tuổi được xét xử tại một tòa án gia đình, chứ không phải là trong hệ thống tòa án hình sự. Trong tất cả các nước Bắc Âu, tuổi chịu TNHS là 15, và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi có thể đến một hệ thống tư pháp là hướng chủ yếu đối với các dịch vụ xã hội, giam giữ như là phương sách cuối cùng.

Trong hầu hết các nước châu Mỹ La tinh, các cải cách của pháp luật về công lý trẻ vị thành niên đang được tiến hành. Kết quả là, TNHS người lớn tuổi đã được nâng lên đến 18 ở Brazil, Colombia và Peru. Trẻ em từ 12 đến 18 tuổi phải chịu trách nhiệm dưới một hệ thống công lý vị thành niên (Xem thêm Phụ lục 1).22

Như vậy độ tuổi chịu TNHS của NCTN được xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người; trình độ phát triển về nhận thức xã hội; điều kiện kinh tế-xã hội của từng quốc gia. Năng lực TNHS chỉ hình thành khi con người đã đạt đến một độ tuổi nhất định và năng lực đó sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển trong những giai đoạn tiếp theo. Khi đạt độ tuổi đó, con người nói chung sẽ có năng lực TNHS, trừ trường hợp cá biệt- trong tình trạng không có năng lực TNHS.

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)