5. Kết cấu đề tài
1.3.2.1. Cơ quan tiến hành tố tụng
Như chúng ta đã biết LHQ luôn dành sự quan tâm đặc biệt với trẻ em nói chung, NCTNPT nói riêng, trong đó quy định các cơ quan, tổ chức hay chủ thể có liên quan trong phạm vi trách nhiệm, lĩnh vực cụ thể phải thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ trách nhiệm của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các em. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng những tổ chức, cơ quan và cơ sở chịu trách nhiệm chăm sóc hoặc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ những tiêu chuẩn do các nhà chức trách có thẩm quyền quy định.23
Trách nhiệm của cơ quan điều tra
Với nhiệm vụ điều tra vụ án, CQĐT đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Có thể nói, phân nửa kết quả của việc giải quyết vụ án nằm ở giai đoạn điều tra. Chính vì vậy, bất cứ một sai phạm nào từ hoạt động của CQĐT cũng làm
22
Hồ Nguyễn Quân, Tòa án nhân dân tối cao: Bàn về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của NCTN, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=2625098 6&article_details=1.
23
28
ảnh hưởng trực tiếp đến số phận pháp lý của bị can, bị cáo là NCTN. Thêm vào đó, kết quả từ hoạt động của CQĐT sẽ là cơ sở để VKS quyết định truy tố hay không, bị can ra trước Tòa án và là cơ sở để Tòa án xem xét làm căn cứ khi xét xử đối với bị cáo. Do đó, hơn lúc nào hết quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, đặc biệt là bị can, bị cáo NCTN phải được bảo đảm ngay từ giai đoạn điều tra. Điều tra viên phải am hiểu về tâm lý học, giáo dục học NCTN qua đó sử dụng những ngôn ngữ, chiến thuật điều tra phù hợp với lứa tuổi của các em. Trong giai đoạn điều tra, truy tố, CQĐT có trách nhiệm triệu tập đại diện gia đình và chủ thể có liên qua, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can…để giảm sự sợ hãi của các em.
Trách nhiệm của cơ quan Viện kiểm sát
Trong các giai đoạn TTHS, VKS là cơ quan duy nhất tham gia trong tất cả các giai đoạn của TTHS với chức năng, nhiệm vụ vừa là cơ quan trực tiếp THTT vừa là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng, nên VKS có vai trò rất lớn trong việc giải quyết VAHS , bảo đảm việc xử lý nghiêm minh đúng người, đúng tội, nhất là đối với bị can là NCTN, VKS phải tạo ra những khả năng thực tế, những điều kiện cần thiết và những biện pháp do pháp luật quy định để bị can, bị cáo là NCTN có thể hưởng những quyền mà pháp luật quy định cho họ. Thêm vào đó, bằng chức năng, hoạt động của mình, VKS phải ngăn ngừa, hạn chế và xử lý kịp thời các hành vi gây cản trở hoặc xâm hại đến quyền của bị can, bị cáo là NCTN. Trách nhiệm của VKS thể hiện thông qua các hoat động của Kiểm sát viên. Chính vì lẽ đó, Kiểm sát viên phải rất khách quan và thận trọng trong hoạt động của mình. Do đó, Kiểm sát viên phải xem xét thật kỹ càng đến nhân thân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội của NCTN trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hay đưa ra lời buộc tội sao cho không xâm phạm quyền của các em.
Trách nhiệm của Tòa án
Hoạt động tranh tụng trong TTHS là một quy định mang tính dân chủ. Trong giai đoạn xét xử, Tòa án phải đảm bảo sự quyền bào chữa, quyền có người trợ giúp pháp lý, người phiên dịch miễn phí hoặc các yêu cầu cần thiết khác. Tòa án đảm bảo cho bị cáo đưa ra chứng cứ và những yêu cầu khác, hoạt động tranh tụng phải diễn ra một cách thân thiện, tránh tạo áp lực cho các em, triệu tập đại diện gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức tham gia phiên tòa. Khi kết thúc xét xử, Thẩm phán phải tạo cơ hội cho bị cáo chưa thành niên nói lời sau cùng.
Vì vậy, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cơ quan THTT phải chú trọng thực hiện nhiệm vụ: bảo vệ sự thật, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN. Ngoài ra, cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án NCTNPT phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục NCTN.
29