Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và vấn đề giám hộ đố

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 68)

5. Kết cấu đề tài

2.5.1.2. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và vấn đề giám hộ đố

chưa thành niên

Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Việc bắt giữ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với NCTN được quy định tại Điều 303 BLTTHS. Việc xác định người đó phạm tội do lỗi cố ý hay vô ý, phạm tội nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là trách nhiệm của cơ quan THTT và phải trải qua điều tra, truy tố, xét xử mới có thể khẳng định được. Trên thực tế khi thấy một người đang thực hiện tội phạm thì vẫn bắt và giải ngay người đó đến cơ quan công an, VKS, hoặc ủy ban nhân dân gần nhất. Sau đó các cơ quan này mới xem xét xác định họ có thuộc đối tượng Điều 303 hay không. Có trường hợp vẫn lập biên bản về việc bắt người, sau đó giao người bị bắt cho CQĐT có thẩm quyền, cơ quan này ra lệnh tạm giữ và trong thời gian tạm giữ mới xác định được người đó có phải NCTN hay không. Và vấn đề họ họ cố ý hay vô ý, hoặc mức độ nghiêm trọng của hành vi mới được xác định sau.

Đối với các đối tượng có nhân thân xấu, cư trú tại địa phương khác hoặc trẻ lang thang sau khi bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc khẩn cấp, không có người giám hộ hoặc người đứng ra bảo lãnh nếu không tạm giữ, tạm giam sẽ không đảm bảo tiến độ, điều tra, truy tố, xét xử do người phạm tội bỏ trốn. Do đó, trong một số trường hợp, cơ quan THTT phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn dẫn đến vi phạm. Ngoài ra, việc thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam gặp nhiều khó khăn khi không biết rõ gia đình hoặc không thể xác định người đại diện hợp pháp.

Nhiều trường hợp đối tượng được áp dụng biện pháp bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng không đến theo giấy triệu tập làm chẫm trễ tiến độ xử lý vụ án, bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội mới, nếu không áp dụng biện pháp ngăn chặn thì không thể giải quyết vụ án, nếu áp dụng thì vi phạm quy định tại Điều 303 BLTTHS.

Vấn đề giám hộ đối với NCTN

Vấn đề giám hộ được quy định tại khoản 5 Điều 135 và Điều 306 của BLTTHS hiện hành. Người giám hộ (hay người giám sát) có thể là cha mẹ, người đỡ đầu, đại diện gia đình, người đại diện hợp pháp, thầy cô giáo, đại diện Đoàn thanh niên. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ cũng được quy định tại khoản 2 Điều 304, khoản 3 Điều 306 của BLTTHS và về cơ bản, việc quy định về giám hộ đối với NCTNPT đã thực hiện theo đúng quy định của BLTTHS.

Tuy nhiên, đối với trẻ em phạm tội sống lang thang, cơ nhỡ, không có nơi cư trú, không có cha mẹ hoặc cha mẹ không có nơi cư trú nhất định, ở tỉnh xa thì việc xác định

69

người giám hộ theo quy định của pháp luật gặp nhiều khó khăn. Trong nhiều trường hợp, NCTN không muốn gia đình, nhà trường biết việc làm của mình nên thường khai báo gian dối về tên tuổi, gia đình và nơi cư trú của mình. Điều đó gây không ít khó khăn cho các cơ quan THTT trong việc xác định người giám hộ, người đại diện hợp pháp của họ.

Bất cập trên một phần cũng xuất phát từ cơ quan hay cán bộ thực thi pháp luật. Cụ thể là có nhiều vụ các điều tra viên đã tự động đưa các em về trụ sở công an hỏi cung mà không thông báo cho gia đình, người giám hộ biết. Nhiều em đã bị ảnh hưởng về thần kinh, có dấu hiệu rối loạn thần kinh hoặc trí nhớ. Nhiều trẻ quá sợ nên đã khai không chính xác. Dưới đây là một trong những vi phạm nêu trên đã được những cơ quan chức năng công khai nhận lỗi.101 Thượng tá Tiền thừa nhận sai sót, để xảy ra sự việc đáng tiếc khi nghe con trai kêu mất điện thoại đã đưa cả nhóm thanh niên chơi chung với con mình về trụ sở Công an TP Sóc Trăng bằng xe jeep để ghi lời khai, trong đó có em T. Đối với cán bộ lấy lời khai em T mà không có cha mẹ em là sai nguyên tắc, nên xem đây là bài học kinh nghiệm sâu sắc.

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 68)