Nghĩa và sự cần thiết của chế định quyền của người chưa thành

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 29)

5. Kết cấu đề tài

1.4. nghĩa và sự cần thiết của chế định quyền của người chưa thành

tội

Một hoạt động mà các nước trên toàn cầu đang nỗ lực thực hiện là tìm mọi cách bảo đảm hệ thống tư pháp NCTN tuân thủ theo đúng luật quốc tế về QCN. Kể từ năm 1989, các nước trên thế giới đã và đang đưa những nguyên tắc quốc tế vào các luật và chính sách quốc gia. Điều này càng cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn để từng bước hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan trong việc giải quyết vụ án do NCTNPT là việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn.

24

Quy tắc 15.2 của Quy tắc Bắc Kinh 25 Xem Quy tắc 25 của Quy tắc Bắc Kinh

30

Thông qua việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi các biện pháp cụ thể, VN xác định thúc đẩy và bảo vệ QCN là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, đồng thời đây cũng là sự hiện thực hóa các cam kết đối với các khuôn khổ pháp lý và thể chế quốc tế mà VN là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016. Theo đánh giá của các chuyên gia pháp lý, mặc dù VN đã có rất nhiều nỗ lực nhưng hệ thống tư pháp hiện hành, đặc biệt là trong việc bảo vệ và hỗ trở đầy đủ cho NCTN hiện vẫn còn một số khiếm khuyết.

Các nghiên cứu cho biết hệ thống xử lý NCTN vi phạm pháp luật của VN còn nặng tính trừng phạt. Bên cạnh đó, thủ tục điều tra, truy tố, xét xử chưa thực sự phù hợp với nhu cầu bảo vệ đặc biệt của NCTN. Việc bảo vệ sự riêng tư NCTN là một số vấn đề cần quan tâm. Hiện chưa có đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư, cán bộ giải thích pháp luật được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tư pháp với NCTN. Kỹ năng điều tra, truy tố, xét xử thân thiện với NCTN còn rất hạn chế.

Một nội dung khác cũng chưa được đề cập một cách chuyên sâu, đó là trong bối cảnh hiện nay, nhất là thực hiện chủ trương cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49- NQ/TW, việc xúc tiến thành lập tòa án chuyên trách về NCTN như trên đã được xác định là rất cần thiết và đây là thời điểm phù hợp. Các TAND như hiện nay xét xử NCTN vi phạm pháp luật hoặc xét xử các vụ việc nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NCTN khi bị xâm phạm không còn phù hợp đòi hỏi cần phải có tòa án chuyên trách để xét xử những vụ án liên quan NCTN. Ngoài ra, tại Phần IV – Định hướng cơ bản sửa đổi BLHS trong Đề cương định hướng sửa đổi, bổ sung BLHS số 7724/ĐC- BSTBLHS(SĐ) ngày 24/9/2012 của Ban soạn thảo BLHS đã nhấn mạnh như: “Sửa đổi, bổ sung các quy định của BLHS về chính sách hình sự liên quan đến NCTN…”

Từ gốc độ quy định pháp luật và thực tiễn, việc nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề về bảo đảm quyền của NCTNPT và nâng cao hiệu quả thực thi trong TTHS VN nói riêng, theo công ước quốc tế quyền trẻ em nói chung là hoàn toàn cấp thiết. Kết quả nghiên cứu và những giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc bảo vệ quyền trẻ em nói chung, quyền của NCTNPT nói riêng. Thông qua hệ thống các giải pháp, người viết mong muốn đóng góp một phần ý kiến vào sự phát triển của kho tàng lý luận tư pháp hình sự về bảo vệ quyền cho NCTN. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý, khoa học tư pháp hình sự nói riêng cũng như trong thực tiễn.

31

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 29)