5. Kết cấu đề tài
2.2.2.3. Quyền được sự tham gia của cha mẹ (người giám hộ) và ngườ
pháp lý
Với những đặc điểm hạn chế của NCTN pháp luật quy định các hoạt động có ảnh hưởng đến quyền lợi NCTN đều phải có người đại diện của họ. Vì vậy, trong những trường hợp bắt giam NCTN, cha mẹ hay người giám hộ NCTN đó phải được thông báo ngay về sự bắt giữ đó.51 Ngoài ra, trong suốt quá trình tố tụng, NCTN có quyền được đại diện bởi một cố vấn pháp lý hoặc có quyền yêu cầu sự trợ giúp pháp lý miễn phí, trong điều kiện có dịch vụ trợ giúp pháp lý như vậy ở quốc gia quyền được cung cấp tham vấn pháp lý.52Điều này cũng hết sức cần thiết vì họ còn thiếu hiểu biết nhiều về mặt pháp luật, có thể lời khai đó gây bất lợi cho các em.
Sự tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ, tham vấn pháp lý không chỉ trong giai đoạn bị bắt giữ hoặc giam giữ, mà nó có thể kéo dài suốt quá trình tố tụng. Đó không những là quyền mà pháp luật ban cho họ mà còn là sự bắt buộc tham gia theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (có thể nói là nghĩa vụ của họ phải tham gia).Tuy nhiên, họ có thể bị cơ quan có thẩm quyền từ chối không cho tham dự nếu có những lý
50
Quy tắc 29 trong Quy tắc Hanava 51
Quy tắc 10.1 của Quy tắc bắc Kinh 52
43
do cho rằng sự từ chối đó là cần thiết vì lợi ích của NCTN.53Nếu xét thấy cố vấn pháp lý và dịch vụ hỗ trợ pháp lý miễn phí là cần thiết để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của NCTN thì quyền được tham gia của cha mẹ hay người giám hộ, như đã nêu trong Quy tắc 15.2, cần được xem như là sự giúp đỡ về mặt tình cảm và tâm lý chung đối với NCTN, một chức năng kéo dài suốt giai đoạn tố tụng.
Thực tiễn cho thấy, sự có mặt của người thân, người trợ giúp pháp lý nhiều khi giúp CQĐT xác định sự thật vụ án nhanh chóng, giúp cho bản thân bị can có nhiều tình tiết giảm nhẹ khi khai báo thành khẩn trung thực và hướng đến sự phục thiện góp phần cảm hóa giáo dục bị can ngay từ giai đoạn điều tra. Vì vậy, đảm bảo quyền ấy phải được bảo đảm ngay từ giai đoạn điều tra khi NCTN bị bắt giữ hoặc giam.