Không bị phân biệt đối xử

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 32)

5. Kết cấu đề tài

2.1.2. Không bị phân biệt đối xử

Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong tất cả các văn kiện quốc tế về QCN. Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong Công ước này đối với mọi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó.26 Điều này yêu cầu các quốc gia xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử và là một trong bốn nguyên tắc27 cơ bản và xuyên suốt của CRC. Điểm đặc biệt so với quy định về vấn đề này trong các ĐƯQT khác là ở đây, chủ thể của nguyên tắc không bị phân biệt đối xử được mở rộng hơn nữa, đó là “cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó”. Sự phân biệt đối xử với trẻ em được gắn liền với sự phân biệt đối xử với cha mẹ, người giám hộ hay các thành viên trong gia đình của trẻ.

Ngoài những yếu tố trên thì xu hướng giới tính và tình trạng sức khỏe (bao gồm việc bị nhiễm HIV và bị thiểu năng tâm thần) cũng có thể là nền tảng của sự phân biệt đối xử.28 Mặc dù vậy, Ủy ban cũng lưu ý rằng việc áp dụng nguyên tắc này không có nghĩa là thực hiện việc đối xử giống nhau với mọi trẻ em. Liên quan vấn đề này HCR cũng khẳng định: quyền bình đẳng không có nghĩa là áp dụng một kiểu đối xử cho mọi đối tượng trong cùng một tình huống (tức cào bằng), và không phải mọi sự khác biệt về đối xử đều tạo nên sự phân biệt đối xử. Nếu sự đối xử khác biệt được xác định dựa trên các điều kiện hợp lý, khách quan và nhằm mục đích để đạt được sự bình đẳng thì không bị coi là trái với ICCPR (các đoạn 10 và 13).

Trong lĩnh vực TTHS, nguyên tắc này càng quan trọng hơn đối với NCTNPT. Quy tắc Bắc Kinh đã nhắc lại rằng : Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu dưới đây phải được áp dụng một cách không thiên vị đối với người phạm tội chưa thành niên, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc các quan điểm khác, nguồn gốc xã hội hoặc dân tộc, tài sản, dòng dõi hoặc các mối tương quan khác.29 Nhấn mạnh tầm quan trọng của quy tắc này phải luôn được áp dụng một cách không thiên vị và không phân biệt. Quy tắc này tuân thủ nội dung của nguyên

26 Khoản 1 Điều 2 của CRC 27

Bốn nguyên tắc cơ bản của CRC: - Không phân biệt đối xử (Điều 2); - Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em (Điều 3);

- Sự sống còn, phát triển và bảo vệ trẻ em (Điều 12); - Sự tham gia của trẻ em (Điều 12).

28

Ủy ban về quyền trẻ em - cơ quan giám sát việc thực hiện CRC – trong bình luận chung số 4 thông qua tại phiên họp lần thứ 33 năm 2003

33

tắc 2 trong tuyên bố về quyền trẻ em. Kết quả của quá trình điều tra, truy tố và xét xử trong mỗi giai đoạn TTHS phải bảo đảm bình đẳng, công bằng, khách quan, không có sự phân biệt đối xử nào đối với NCTN như đã phân tích ở trên.

Một phần của tài liệu quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 32)