Tình trạng đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởimũi hai ở trẻ 18tháng

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi (Trang 142)

tháng tuổi

Nhƣ trình bày trong phần 3.2.1, có 131 trẻ đủ tiêu chuẩn tham gia lấy mẫu huyết thanh 2. Bảng, biểu trình bày trong phần 3.2.3 là kết quả phân tích số liệu của 131 mẫu huyết thanh 2 và so sánh với 160 mẫu huyết thanh 1 hoặc so sánh trƣớc sau của 131 cặp huyết thanh.

Tình trạng có kháng thể đủ bảo vệ sau tiêm vắc xin sởi mũi hai

Tỉ lệ 100% huyết thanh có kháng thể không đủ bảo vệ sang trạng thái có kháng thể đủ bảo vệ cho thấy việc tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi vào lúc 18 tháng tuổi là hiệu quả về khía cạnh miễn dịch. Do sau tiêm mũi hai 100% đối tƣợng của 2 nhóm có và có kháng thể không đủ bảo vệ trƣớc tiêm đều ở trạng thái có kháng thể đủ bảo vệ nên sự khác biệt giữa 2 nhóm này là không có ý nghĩa thống kê (bảng 3.15). Kết quả tƣơng tự cũng gặp trong nghiên cứu tại một số nƣớc trên thế giới. Nghiên cứu đa trung tâm của Markus Knuf tại Đức, Australia so sánh tính sinh miễn dịch của vắc xin MMR tiêm cùng vắc xin thủy đậu và vắc xin MMRV trên nhóm trẻ 12-24 tháng tiêm cho kết quả 100% trẻ sau tiêm có kháng thể đủ bảo vệ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu tại Kim Bôi cao hơn tỉ lệ ghi nhận trong nghiên cứu của Waraporn Techasena tại Thái Lan (87%) và nghiên cứu của Abdul-Munem Y. Al-Dabbagh tại Iraq (92,4%) [50], [115].

So sánh tỉ lệ trẻ có nồng độ IgG đủ bảo vệ trƣớc và sau tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,001, 2

toàn bộ số trẻ sau tiêm có nồng độ IgG kháng sởi trên ngƣỡng bảo vệ (120mIU/ml) cho thấy lịch tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi khi trẻ 18 tháng tuổi có hiệu quả và có thể đáp ứng tiêu chí về miễn dịch của chiến lƣợc loại trừ bệnh sởi (>93-95% quần thể đƣợc bảo vệ phòng bệnh theo hƣớng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới) [131].

Biến đổi động lực huyết thanh sau tiêm vắc xin sởi mũi hai

Đến nay, khái niệm “chuyển đổi huyết thanh” đƣợc nhiều tác giả hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, theo hƣớng dẫn của WHO, mẫu huyết thanh có biến đổi động lực ≥ 4 lần đƣợc coi là trƣờng hợp chuyển đổi huyết thanh. Trong nghiên cứu tại huyện Kim Bôi, tỉ lệ trẻ có chuyển đổi huyết thanh ở nhóm chƣa có kháng thể đủ bảo vệ trƣớc tiêm là 82,9% (bảng 3.21). Tỉ lệ này thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Phƣơng Liên ở nhóm trẻ 1 tuổi (86,7%) nhƣng cao hơn nhóm 2 tuổi (71,4%). Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận sự khác biệt về tỉ lệ nhóm nam có biến đổi động lực kháng thể thấp hơn nhóm nữ [117].

Đồng thời cũng ghi nhận 35,4% số trẻ đã có kháng thể đủ bảo vệ trƣớc tiêm có hiệu giá kháng thể tăng ≥ 4 lần, thấp hơn nhóm chƣa có kháng thể đủ bảo vệ trƣớc tiêm và sự khác biệt về tỉ lệ giữa hai nhóm này là có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ hiệu giá kháng thể tăng ≥ 4 lần của toàn bộ 131 mẫu huyết thanh 2 là 46,6% thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Phƣơng Liên (73,5% và 47,3%). Nghiên cứu của Hayley A. Gans tại Mỹ có tỉ lệ chuyển đổi huyết thanh cao hơn 90% so với nghiên cứu tại Hòa Bình. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra nhóm có tồn tại kháng thể mẹ trƣớc tiêm mũi thứ nhất thì hiệu giá kháng thể sau tiêm mũi hai vẫn tiếp tục thấp hơn nhóm không còn tồn lƣu kháng thể mẹ trƣớc tiêm mũi thứ nhất [27], [78], [124].[117]

Hiệu giá kháng thể sau tiêm vắc xin sởi mũi hai

Phân tích tƣơng quan giữa hiệu giá kháng thể huyết thanh 1 và số lần tăng hiệu giá kháng thể huyết thanh 2 của toàn bộ 131 cặp mẫu huyết thanh cho hệ số tƣơng quan trung bình r=-0,34. Tuy nhiên, phân tích hệ số tƣơng quan của các

nhóm có và có kháng thể không đủ bảo vệ trƣớc tiêm cho kết quả tƣơng quan chặt ở nhóm có kháng thể không đủ bảo vệ trƣớc tiêm (r=-0,63) và tƣơng quan trung bình ở nhóm có kháng thể đủ bảo vệ trƣớc tiêm (r=-0,57). Các tƣơng quan nêu trên là tƣơng quan nghịch. Sự khác biệt hệ số tƣơng quan giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (Biểu đồ 3.24). Nhƣ vậy, nồng độ kháng thể huyết thanh 1 càng thấp thì biến động kháng thể càng lớn và ngƣợc lại.

Mặc dù vậy, kết quả so sánh trung bình nhân hiệu giá kháng thể GMT của nhóm có và có kháng thể không đủ bảo vệ cho thấy GMT của nhóm có kháng thể không đủ bảo vệ (642,7mIU/ml) hơn nhóm có kháng thể đủ bảo vệ (1.238mIU/ml) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001) (bảng 3.21). Nhà nghiên cứu Charler W. LeBaron cho biết nhóm có hiệu giá kháng thể thấp trƣớc tiêm vắc xin sởi mũi hai thì hiệu giá sau tiêm cũng ở mức thấp hơn so với nhóm có kháng thể cao trƣớc tiêm. Hiệu giá kháng thể tồn lƣu sau nhiều năm ở nhóm này cũng giảm nhanh hơn [85].

Sau tiêm mũi thứ hai, trung bình hiệu giá kháng thể tăng lên 3,1 lần (bảng 3.22). Độ lệch giảm đi đáng kể từ 6,40 xuống 1,44 trong khi độ gù giảm đi từ 2,36 xuống 1,38 cho thấy phân bố nồng độ huyết thanh sau tiêm vắc xin không phải phân bố chuẩn. Phân tích nồng độ IgG huyết thanh theo tuổi tiêm mũi thứ nhất cho thấy sau tiêm mũi thứ hai, khoảng phân bố giá trị hiệu giá kháng thể IgG ở nhóm trẻ tiêm mũi thứ nhất vắc xin sởi trƣớc 1 tuổi phân bố rộng hơn, trong ở khi nhóm tiêm mũi thứ nhất từ 1 tuổi trở đi khoảng phân bố hẹp hơn. Trung bình hiệu giá kháng thể ở nhóm tiêm mũi thứ nhất trƣớc 1 tuổi cao hơn nhóm tiêm từ 1 tuổi trở đi. Phân bố này có chiều hƣớng đảo ngƣợc so với phân bố trƣớc khi tiêm mũi thứ hai. Hiện tƣợng này có thể do tồn lƣu kháng thể trƣớc tiêm mũi thứ hai cao ở nhóm tiêm sau 1 tuổi nên không kích thích tăng sinh kháng thể IgG nhiều nhƣ nhóm tiêm mũi thứ nhất trƣớc 1 tuổi. Tuy nhiên, nhƣ đã nêu ở trên, tất cả trẻ sau tiêm mũi thứ hai đều đƣợc bảo vệ phòng bệnh sởi.

Nghiên cứu của Hayley A. Gans tại Mỹ cũng chỉ ra trung bình hiệu giá kháng thể sau tiêm tăng gấp 1,9 lần so với trƣớc tiêm [78].

Do hiệu giá kháng thể IgG huyết thanh 1 và 2 phân bố không chuẩn nên test Spearman đƣợc sử dụng để kiểm định. Phân tích tƣơng quan giữa hiệu giá kháng thể trƣớc và sau tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi cho thấy hệ số tƣơng quan r đạt giá trị thấp (0,39) với p<0,05. Nhƣ vậy, tƣơng quan giữa hai yếu tố này là không chặt.

KẾT LUẬN

1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012

Bệnh sởi tiếp tục lƣu hành tại miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2012 với số mắc 4.851 ca bệnh xác định, tỉ lệ mắc trung bình hàng năm là 2,57/100.000 dân, không ghi nhận trƣờng hợp tử vong. Tỉ lệ mắc không đồng đều giữa các năm, cao nhất ở năm 2009 (9,42/100.000 dân), thấp nhất ở năm 2012 (0,47/100.000 dân). Năm 2009 xảy ra vụ dịch sởi tại 134/328 quận, huyện thuộc 27/28 tỉnh, thành phố với tỉ lệ tấn công ở thời điểm đỉnh dịch 4,59/100.000 dân.

Bệnh sởi xuất hiện trên diện rộng ở 100% tỉnh, thành phố; 74,4% quận, huyện. Vùng Tây Bắc là vùng có tỉ lệ mắc cao nhất 34,83/100.000 dân, gấp 4,3 lần so với vùng có tỉ lệ mắc thấp nhất là vùng Đông Bắc (8,01/100.000 dân).

Bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa đông-xuân. Đỉnh dịch xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 3.

Hai nhóm đối tƣợng chịu tác động lớn nhất của bệnh sởi trong giai đoạn này là nhóm trẻ em dƣới 5 tuổi (8,3/100.000 dân) và nhóm thanh niên 20-24 tuổi (7,1/100.000 dân). Nhóm 10-14 tuổi và nhóm từ 30 tuổi trở lên có tỉ lệ mắc thấp nhất.

Hầu hết ca bệnh sởi không đƣợc tiêm chủng vắc xin sởi (76%) hoặc chỉ tiêm chủng 1 mũi (19,9%), chỉ ghi nhận tỉ lệ nhỏ (4,1%) các trƣờng hợp đã tiêm từ 2 mũi vắc xin trở lên bị mắc bệnh.

2. Đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai của chƣơng trình Tiêm chủng mở rộng ở trẻ 18 tháng tuổi tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

Tồn lƣu kháng thể trƣớc tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi: 25% trẻ có hiệu giá kháng thể IgG kháng sởi nhƣng không đủ bảo vệ (≤120mIU/ml),

75% trẻ có hiệu giá kháng thể IgG kháng sởi đủ bảo vệ (>120mIU/ml); trung bình nhân hiệu giá kháng thể (GMT) là 241,6mIU/ml (95%CI: 196,3-297,3mIU/ml).

Đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi: Tất cả (100%) trẻ có hiệu giá kháng thể IgG kháng sởi đủ bảo vệ; trung bình nhân hiệu giá kháng thể (GMT) sau tiêm vắc xin sởi mũi hai là 1.039 mIU/ml (95%CI: 896,2-1.204,7mIU/ml), tăng lên có ý nghĩa thống kê so với trƣớc tiêm (p<0,0001).

KHUYẾN NGHỊ

1. Cần duy trì thƣờng xuyên và tăng cƣờng công tác giám sát, phát hiện sớm ca bệnh sởi trên địa bàn huyện tại tất cả các địa phƣơng thuộc khu vực miền Bắc, đặc biệt ở đối tƣợng trẻ 0-4 tuổi và nhóm thanh niên 20-24 tuổi để có các biện pháp can thiệp kịp thời. Xem xét việc triển khai hoạt động tiêm chủng bổ sung vắc xin sởi cho nhóm 20-24 tuổi để phòng chống dịch, bệnh sởi.

2. Tiếp tục duy trì lịch tiêm chủng 2 mũi vắc xin sởi cho trẻ 9 tháng và 18 tháng tuổi đạt tỉ lệ cao nhằm mục đích hạn chế tối đa khoảng trống miễn dịch có thể tồn tại do việc bỏ sót mũi tiêm hoặc chƣa đƣợc bảo vệ sau tiêm chủng 1 mũi vắc xin sởi. Tăng cƣờng công tác truyền thông cho cộng đồng về việc đƣa trẻ đi tiêm chủng đủ mũi, đúng lịch để chủ động phòng bệnh sởi.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ

1. Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi cho trẻ 18 tháng tuổi tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình năm 2012 (2013), Tạp chí Y học dự phòng, 2013, tập XXIII, số 7 (143), tr. 26-32

2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại khu vực miền Bắc giai đoạn 2008 – 2012

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Vũ Quốc Ái, Nguyễn Thị Minh Phƣợng và cs. (2001), Kết quả khảo sát vụ dịch sởi đầu năm 2000 tại tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí Y học dự phòng XI (1(47)), tr.65-67.

2. Abraham S. Benenson (1995), "Sởi ", Sổ tay kiểm soát các bệnh truyền

nhiễm Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.424-431.

3. Bộ môn Dịch tễ học (1993), "Nhiễm khuẩn và bệnh truyền nhiễm", Dịch tễ

học y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 241-289.

4. Bộ Y tế (2010), Lịch tiêm các vắc xin phòng Lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, Hib trong Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc

gia Quyết định số 845/QĐ-BYT ngày 17/3/2010, Bộ Y tế, Hà Nội, tr. 1-2.

5. Bộ Y tế (2012), Hƣớng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sởi, rubella, Cục Y tế Dự phòng, Hà Nội, tr. 1-8.

6. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2002), Tổng kết Tiêm chủng mở rộng năm 2001, Hà Nội, tr. 36.

7. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2003), Tổng kết Tiêm chủng mở rộng năm 2002, Hà Nội, tr. 39-41.

8. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2004), Tổng kết Tiêm chủng mở rộng năm 2003, Hà Nội, tr. 13-18.

9. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2005), Đánh giá Tiêm chủng mở rộng năm 2003, Hà Nội, tr 31-45.

10. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2005), Tổng kết Tiêm chủng mở rộng năm 2004, Hà Nội, tr. 20-22.

11. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2006), Tổng kết Tiêm chủng mở rộng năm 2005, Hà Nội, tr.20-23.

12. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2007), Tổng kết Tiêm chủng mở rộng năm 2006, Hà Nội, tr.23-25.

13. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2008), Tổng kết Tiêm chủng mở rộng năm 2007, Hà Nội, tr. 15-18.

14. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2009), Tổng kết Tiêm chủng mở rộng năm 2008, Hà Nội, tr. 18-21.

15. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2010), Tổng kết Tiêm chủng mở rộng năm 2009, Hà Nội, tr. 19-21.

16. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2011), Tổng kết Tiêm chủng mở rộng năm 2010, Hà Nội, tr. 24-26.

17. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2012), 25 năm Tiêm chủng mở rộng, tr. 32-33, Hà Nội, tr. 32-33.

18. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2012), Tổng kết Tiêm chủng mở rộng năm 2011, Hà Nội, tr. 24-26.

19. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2013), Tổng kết Tiêm chủng mở rộng năm 2012, Hà Nội, tr. 19-22.

20. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2014), Tình hình bệnh sởi và tiến trình loại trừ bệnh sởi, tr. 8-21.

21. Đỗ Đại Hải (2011), "Miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu", Đại

cương về miễn dịch học, Trƣờng Đại học Y dƣợc TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ

22. Nguyễn Thái Hoà, Trần Quang Hợp (1996), "Nhận xét tình hình bệnh sởi từ năm 1993 đến tháng 6/1995 tại Thừa Thiên Huế", Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, 2(28), tr.39-43.

23. Bùi Vũ Huy (2011), "Đặc điểm lâm sàng bệnh sởi ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng trong 2 năm (2009-2010)", Tạp chí Y học dự phòng, tập XXI, số 3(121), truy cập ngày 21/2/2015 tại

http://www.nihe.org.vn/itemsname-vn/cac-so-bao-da-phat-hanh-nam- 2011.vhtm.

24. Trần Gia Hƣng, Nguyễn Thu Yến và cs. (2001), "Một số nhận xét về tình hình bệnh sởi khu vực miền Bắc, 2000", Tạp chí Y học dự phòng, tập XI số 3(49), tr.11-14.

25. Lê Thị Oanh (2011), "Vi rút sởi", Vi sinh vật y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 297-298.

26 Huỳnh Thị Phƣơng Liên cộng sự (2000), Báo cáo đề tài cấp Bộ Nghiên cứu sự đáp ứng kháng thể và tồn lưu kháng thể sởi sau khi tiêm đồng loạt

vắc xin sởi mũi 2 tại Tiên Lãng, Hải Phòng", Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung

ƣơng.

27. Huỳnh Thị Phƣơng Liên (2001), "Virus sởi", Tài liệu tập huấn xét nghiệm

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ƣơng, Hà Nội, tr. 1-13.

28. Huỳnh Thị Phƣơng Liên, Nguyễn Thị Thắng và cs. (2002), Nghiên cứu sự đáp ứng kháng thể và tồn lưu kháng thể sau khi tiêm đồng loạt vắc xin sởi mũi 2 tại Tiên Lãng, Hải Phòng, Đề tài cấp Bộ, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ƣơng, Hà Nội.

29. Viên Quang Mai (2004), "Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi ở khu

vực miền Trung sau 6 năm (1997-2002) đẩy mạnh phòng chống bệnh sởi,

30. Viên Quang Mai (2004), "Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi ở khu vực miền Trung sau 6 năm (1997-2002) đẩy mạnh phòng chống bệnh sởi",

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tr. 101-105.

31. Viên Quang Mai, Đinh Sỹ Hiền và cs. (2001), "Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh sởi khu vực miền Trung sau một thời gian tiến hành tiêm chủng mở rộng", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1995 - 2001, Nhà xuất bản Y học, Khánh Hoà.

32. Phan Văn Năm (2004), "Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng bệnh sởi ở khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long, 2001-2002", Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh. 8(1), tr. 6-8.

33. Hoàng Thủy Nguyên, Nguyễn Thị Kim Thảo và cs (1988), "Đáp ứng miễn dịch của trẻ em huyện Mai Châu, tỉnh Hà Sơn Bình sau khi tiêm vắc xin sởi", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1995 - 2001, Viện Vệ sinh Dịch tễ học, Hà Nội, tr.117-118.

34. Nguyễn Ngọc Lanh (1997), Miễn dịch học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

35. Hoàng Văn Tân, Trần Văn Tiến (1986), "Tình hình bệnh sởi ở miền Bắc Việt Nam từ 1961 đến 1985", Thông tin giám sát dịch tễ học, số 52- 4/198, tr. 3-4.

36. Tân Hoàng Văn Tân (1993), Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh Sởi, đặc biệt

là bệnh Sởi ở trẻ em đã được tiêm vắc xin ở Hà Nội và các vùng lân cận,

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi (Trang 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)