Một số nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ hai vắc xin sở

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi (Trang 51)

1.3.4.1 Trên thế giới

Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch sau liều thứ hai vắc xin MMR đƣợc tiến hành tại Anh năm 2000. Trẻ đƣợc tiêm mũi thứ nhất vắc xin MMR lúc 12-18 tháng tuổi. Đánh giá tồn lƣu kháng thể sau 2-4 năm theo dõi cho thấy 19,5% số mẫu có hiệu giá kháng thể thấp dƣới ngƣỡng bảo vệ. Tỉ lệ huyết thanh âm tính ở trẻ tiêm vắc xin lúc 12 tháng tuổi cao hơn nhóm tiêm vào lúc 13-17 tháng tuổi. Sau tiêm vắc xin MMR mũi hai tỉ lệ huyết thanh âm tính giảm xuống dƣới 4% [101].

Tác giả Abdun Munem Y.A đã tiến hành nghiên cứu đáp ứng kháng thể IgG kháng sởi sau tiêm mũi hai vắc xin sởi ở trẻ khoẻ mạnh tại Iraq bằng kỹ thuật ELISA: 146 trẻ từ 13-24 tháng tuổi tham gia nghiên cứu trong thời gian từ tháng

2 năm 2007 đến tháng 1 năm 2008, 96 trẻ (66%) đã tiêm chủng mũi thứ nhất vắc xin sởi trƣớc 12 tháng tuổi và 50 trẻ chƣa tiêm (34%). Mẫu huyết thanh đƣợc lấy trƣớc và 4-12 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR lúc 15 tháng tuổi. Kết quả cho thấy 58,2% số trẻ có huyết thanh dƣơng tính và 41,8% âm tính. Sau tiêm vắc xin MMR, tỉ lệ huyết thanh dƣơng tính là 92,4%, trong đó 86,9% số mẫu huyết thanh 1 âm tính có chuyển đổi huyết thanh. Có mối liên quan chặt chẽ giữa tình trạng tiêm chủng mũi thứ nhất với đáp ứng kháng thể sau tiêm mũi thứ hai. Không có sự liên quan giữa các yếu tố giới tính, suy dinh dƣỡng, thời gian bú sữa mẹ, thứ tự con trong gia đình với tình trạng đáp ứng kháng thể [50].

Nghiên cứu đánh giá sự tồn lƣu kháng thể kháng sởi sau liều vắc xin sởi mũi hai đƣợc thực hiện tại Atlanta, Hoa Kỳ trên 621 trẻ, chia thành nhóm trẻ đƣợc tiêm vắc xin sởi mũi hai tại trƣờng mẫu giáo (từ 4-6 tuổi) và nhóm trẻ đƣợc tiêm liều vắc xin sởi thứ hai tại trƣờng phổ thông cơ sở (từ 10-12 tuổi) trong năm 1994-1995. Kết quả nghiên cứu cho thấy trƣớc tiêm vắc xin liều 2 có 3,1% (19/621) trẻ không có kháng thể (14/19 trẻ) hoặc có hiệu giá kháng thể thấp (5/19). Nhóm trẻ ở trƣờng mẫu giáo có hiệu giá kháng thể trung bình cao hơn có ý nghĩa (1.559 mIU/ml) so với nhóm trẻ ở trƣờng phổ thông (757 mIU/ml). Sau tiêm vắc xin sởi mũi hai 1 tháng, không có trƣờng hợp nào âm tính, có 0,2% trƣờng hợp có hiệu giá kháng thể thấp. Hiệu giá kháng thể trung bình cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm trẻ mẫu giáo (2.814 mIU/ml) so với nhóm trẻ trƣờng phổ thông (1.672 mIU/ml). Sau tiêm vắc xin mũi hai 10 năm đối với nhóm mẫu giáo và 5 năm đối với nhóm học sinh phổ thông, có 4,9% (18/364) cá thể có hiệu giá thấp nhƣng không có trƣờng hợp nào âm tính. Không có sự khác biệt về trung bình nhân hiệu giá kháng thể giữa nhóm trẻ mẫu giáo (641 mIU/ml) và nhóm trẻ phổ thông (737 mIU/ml) khi mà cả hai nhóm tuổi này đến 15 tuổi. Nghiên cứu cho rằng tỉ lệ ngƣời có hiệu giá kháng thể thấp có thể tăng theo thời gian [85].

Tác giả William J. Moss đã tổng hợp kết quả một số nghiên cứu trên thế giới về tỉ lệ chuyển đổi huyết thanh sau tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi trong bảng 1.6.

Bảng 1.6. Tỉ lệ chuyển đổi huyết thanh sau tiêm vắc xin sởi mũi hai [128]

Tác giả Năm Nƣớc

Tuổi tiêm mũi 1 vx

sởi

Tuổi tiêm mũi 2 vx sởi Cỡ mẫu (ngƣời) Tỉ lệ chuyển đổi huyết thanh Ceyhan 2001 Thổ Nhĩ Kỳ 9 tháng 15 tháng 442 70% Hutchins 2001 Mĩ 6-11 tháng ≥ 12 tháng 209 94%

Saffar M.J. 2006 Iran Trẻ em Vị thành niên/

ngƣời lớn 105 82% Kremer 2006 Luxembo- urge Trẻ em Vị thành niên/ ngƣời lớn 112 90%

1.3.4.2 Tại Việt Nam

Đánh giá tồn lƣu kháng thể ở trẻ 1-15 tuổi khu vực miền Trung của tác giả Viên Quang Mai năm 2005: Có 195 cá thể đƣợc chọn vào nghiên cứu trong đó 55% trẻ đƣợc tiêm vắc xin, 35% trẻ chƣa tiêm vắc xin và 5% không có thông tin. Xác định kháng thể IgG bằng kỹ thuật HI, kết quả xác định tỉ lệ cá thể có tỉ lệ huyết thanh dƣơng tính tăng theo độ tuổi với 50%, 47%, 75% và 88% tƣơng ứng với các nhóm tuổi < 1 tuổi, 1- 4 tuổi, 4- 9 tuổi, 10-14 tuổi và từ 15 tuổi trở lên. Tỉ lệ trẻ có tiêm vắc xin sởi có huyết thanh dƣơng tính là 72%, trong khi trẻ không tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng lại có tỉ lệ kháng thể IgG kháng sởi cao hơn với 87,2% và 82,7% theo trình tự, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tình trạng này có thể giải thích tại thời điểm năm 2005, nhiều trẻ chƣa tiêm chủng tại miền Trung có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút sởi. Tồn lƣu kháng thể của nhóm 1-4, 5-9, 10-14 và từ 15 tuổi trở lên lần lƣợt là 46,8%, 75%, 88,6% và 88,5% [29].

Nghiên cứu của Huỳnh Thị Phƣơng Liên về đáp ứng kháng thể và tồn lƣu kháng thể sau tiêm vắc xin sởi mũi 2 ở trẻ từ 9 tháng đến 15 tuổi tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng năm 1999: 750 trẻ từ 1-15 tuổi tham gia nghiên cứu đánh giá

tồn lƣu và 550 trẻ trong số này đƣợc tiêm một liều vắc xin sởi trong chiến dịch. Vắc xin Ấn Độ đƣợc sử dụng để tiêm chủng. Xác định kháng thể IgG bằng kỹ thuật ELISA (Dade Behring). Mẫu huyết thanh đƣợc lấy trƣớc tiêm, sau tiêm 1, 6, 12, 18 và 24 tháng. Tồn lƣu kháng thể trƣớc tiêm bổ sung vắc xin thấp dƣới 70% ở trẻ 1-5 tuổi và trẻ 7 tuổi, tỉ lệ này cao trên 90% ở nhóm từ 8 tuổi trở lên (OD>0,1). Tỉ lệ chuyển đổi kháng thể ở nhóm trẻ có huyết thanh 1 âm tính là 76,2% và động lực kháng thể tăng 12,75 lần. Động lực kháng thể tăng cao nhất sau tiêm vắc xin 1 tháng ở cả 2 nhóm huyết thanh 1 âm và dƣơng tính và giảm dần theo thời gian. Sau 24 tháng hiệu giá kháng thể trung bình vẫn đƣợc duy trì (lần lƣợt là 0,32OD và 0,6OD) trên ngƣỡng bảo vệ [28].

Nghiên cứu đáp ứng kháng thể sau tiêm mũi thứ nhất vắc xin sởi chủng AIK- C sản xuất tại Việt Nam của tác giả Nguyễn Đăng Hiền: 154 trẻ đƣợc tiêm vắc xin Polyvac I, 118 trẻ tiêm vắc xin Polyvac II và 128 trẻ tiêm vắc xin đối chứng (Rouvac) lấy mẫu trƣớc và sau tiêm vắc xin, sử dụng kỹ thuật ELISA với sinh phẩm chẩn đoán Denkai. Tất cả trẻ có huyết thanh âm tính trƣớc tiêm. Sau tiêm tỉ lệ mẫu chuyển đổi huyết thanh (>4 lần) của các vắc xin Polyvac I, Polyvac II và Rouvac lần lƣợt là 100%, 100% và 94,7%. Tỉ lệ mẫu huyết thanh dƣơng tính (>8 lần) của các vắc xin Polyvac I, Polyvac II và Rouvac lần lƣợt là 94%, 98,3% và 94,7%. Tuy nhiên, hiệu giá kháng thể trung bình của vắc xin Rouvac cao hơn của vắc xin Polyvac I, Polyvac II (lần lƣợt là 4,7; 5,3 và 5,7) [93].

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi (Trang 51)