Phân bố theo tuổi

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi (Trang 129)

Trƣớc khi có vắc xin, hầu hết trẻ nhỏ đều mắc sởi. Tuy nhiên, với việc triển khai rộng rãi vắc xin phòng bệnh trong hàng chục năm qua, không chỉ tỉ lệ mắc và tử vong do sởi giảm đáng kể mà cơ cấu bệnh cũng đã thay đổi.

Nghiên cứu tại miền Bắc trong giai đoạn 2008-2012 cho kết quả nhóm trẻ nhỏ 0-4 tuổi và nhóm thanh niên 20-24 tuổi có tỉ lệ mắc cao nhất lần lƣợt là 27,4% và 23,9%. Nhóm 10-14 tuổi (5,5%) và các nhóm từ 30 tuổi trở lên (5,3%) có tỉ lệ mắc thấp. Phân bố cơ cấu tuổi ca mắc trong giai đoạn này đảo ngƣợc so với năm 2000. Theo báo cáo của tác giả Nguyễn Gia Hƣng nhóm tuổi có số ca mắc cao nhất miền Bắc năm 2000 là nhóm 10-14 tuổi (41,7%), tiếp theo là nhóm 5-9 tuổi (30%). Nhóm 0-4 tuổi (11,7%) và nhóm ngƣời lớn (16,6%) chiếm tỉ lệ thấp.

Kết quả nghiên cứu bệnh sởi trên thế giới trong thời gian gần đây cho thấy mô hình phân bố ca bệnh theo nhóm tuổi khác nhau giữa các nƣớc. Việc triển khai các chiến lƣợc tiêm chủng và đạt tỉ lệ tiêm chủng ở các mức khác nhau là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự khác biệt này. Bên cạnh đó, hệ thống giám sát, các thói quen tìm kiếm dịch vụ y tế khác nhau cũng có thể là những yếu tố ảnh hƣởng tới phân bố tuổi.

Miền Bắc, Việt Nam Philippines Nhật Bản

Singapore Thổ Nhĩ Kỳ Hà Lan

Romania Anh Đức

Biểu đồ 4.2. So sánh phân bố mắc sởi theo nhóm tuổi tại khu vực miền Bắc với một số nƣớc trên thế giới [76], [130]

Một số nƣớc châu Âu trong các năm gần đây ghi nhận phân bố ca mắc tập trung ở trẻ em dƣới 15 tuổi. Trong khi đó, tại miền Bắc Việt Nam ghi nhận sự tƣơng đồng về phân bố tuổi mắc với một số nƣớc trong khu vực nhƣ Nhật Bản, Philippines có hình ảnh 2 đỉnh ở nhóm trẻ nhỏ và nhóm thanh niên. Hình ảnh này cũng gặp trong vụ dịch sởi quy mô lớn tại Sao Paolo, Brazil năm 1996-1997, tuy nhiên tỉ lệ mắc đặc trƣng ở các nhóm tuổi đều thấp hơn trong vụ dịch tại Sao

0 200 400 600 800 1000 1200 <1 1-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 ≥30 S ố ca s ởi

Paolo. Trong đó, nhóm trẻ dƣới 1 tuổi có tỉ lệ mắc đặc trƣng theo nhóm tuổi cao nhất (440/100.000 ngƣời), tiếp theo là nhóm 20-29 tuổi (169/100.000 ngƣời), 1-4 tuổi (47/100.000 ngƣời) và 5-9 tuổi (32/100.000 ngƣời) [97]. Phân tích số mắc theo lứa tuổi và năm sinh sẽ góp phần lý giải cho sự thay đổi cơ cấu tuổi mắc (phụ lục 14)..

Nhóm thanh niên sinh từ đầu những năm 1980 đến năm 1992 và nhóm trẻ nhỏ sinh ra từ năm 2003-2009 là hai nhóm có số mắc cao nhất. Nhóm thanh niên đƣợc sinh ra trong thời kỳ đầu triển khai tiêm chủng, tỉ lệ tiêm chủng 1 mũi vắc xin sởi đạt thấp, dao động từ 4,4% đến dƣới 90%, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi [17]. Nhờ triển khai lịch tiêm 1 mũi vắc xin, dịch sởi trong giai đoạn này đƣợc khống chế một phần. Có nhiều trẻ giai đoạn đó chƣa đƣợc tiêm vắc xin nhƣng chƣa từng phơi nhiễm với vi rút sởi trong nhiều năm nên không có miễn dịch phòng bệnh. Số lƣợng này tích lũy qua nhiều năm tạo ra số lƣợng đối tƣợng cảm nhiễm lớn ở nhóm thanh niên sau hơn 2 thập kỷ.

Phân tích về di nhập cƣ cho thấy trong năm 2009 tốc độ di cƣ từ nông thôn ra thành thị để đi học, tìm kiếm việc làm gia tăng nhanh. Trong đó, cơ cấu dân số của nhóm di cƣ rất trẻ với mức độ tập trung cao quanh nhóm tuổi từ 15-29 [39]. Quá trình di cƣ và đô thị hóa giúp cho các đối tƣợng cảm nhiễm tập trung lại, tạo thành quần thể có kích thƣớc lớn, là cơ hội để dịch bùng phát khi vi rút sởi xâm nhập. Lý giải này phù hợp với đặc điểm dịch sởi bắt đầu ở nhóm thanh niên tại một trƣờng cao đẳng dậy nghề tại tỉnh Vĩnh Phúc là địa phƣơng có số lƣợng lớn ngƣời nhập cƣ lớn.

Nhóm trẻ sinh ra từ năm 2003-2009 thuộc giai đoạn sau chiến dịch toàn quốc năm 2002 cho trẻ 9 tháng đến 10 tuổi đến trƣớc chiến dịch toàn quốc cho trẻ từ 1-5 tuổi.Nhiều trẻ trong nhóm này chƣa có miễn dịch phòng bệnh sởi với các lý do:

- Trẻ chƣa từng mắc sởi trƣớc khi bƣớc vào giai đoạn 2008-2012.

- Chƣa tiêm chủng (61,7% số ca mắc) hoặc chỉ tiêm chủng 1 mũi vắc xin sởi (33,7% số ca mắc). Theo báo cáo điều tra tỉ lệ tiêm chủng năm 2003 của

Dự án TCMR thì tỉ lệ tiêm mũi 1 mũi vắc xin sởi trong giai đoạn này dao động từ 79,1% (tỉnh Hà Giang) đến 99,1% (tỉnh Vĩnh Phúc).

- Những trẻ chƣa tiêm chủng và những trẻ đã tiêm 1 mũi vắc xin sởi nhƣng chƣa có đáp ứng miễn dịch cũng chƣa có “cơ hội” nhận mũi thứ hai vắc xin sởi do chƣa thuộc diện đối tƣợng tiêm mũi thứ hai trong giai đoạn từ năm 2010 trở về trƣớc (6 tuổi).

- Lịch tiêm chủng mũi thứ hai triển khai vào thời gian cuối năm nên nhiều trẻ 6 tuổi vẫn có nguy cơ mắc sởi khi bƣớc vào mùa dịch.

Những trẻ chƣa có miễn dịch sẽ tạo nên khoảng trống miễn dịch, đặc biệt là nhóm từ 6 tuổi trở xuống. Cũng theo báo cáo điều tra, tỉ lệ trẻ tiêm chủng mũi thứ nhất vắc xin sởi trƣớc 12 tháng tuổi dao động từ 48,1-82,6% cho thấy có từ 1/5- 1/2 số trẻ dƣới 1 tuổi chƣa đƣợc phòng bệnh. Với hiệu quả bảo vệ dƣới 85% khi tiêm vào lúc 9 tháng tuổi, ƣớc tính có 35,5-70,2% trẻ khi bƣớc vào 1 tuổi đƣợc phòng bệnh nhờ vắc xin. Ngoài ra, trong giai đoạn này ghi nhận nhiều trẻ dƣới 6 tháng tuổi mắc sởi cho thấy trẻ không nhận đƣợc kháng thể bị động từ mẹ truyền hoặc hiệu giá kháng thể không đủ để bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi. Điều này cũng phù hợp lý với việc ghi nhận tỉ lệ mắc sởi cao ở nhóm nữ thanh niên bƣớc vào độ tuổi sinh đẻ (20-24 tuổi). Với những lý do này, tỉ lệ mắc ở trẻ dƣới 1 tuổi cao hơn những nhóm tuổi khác (Bảng 3.9 và biểu đồ 3.16) [9].

Nhóm sinh ra từ năm 1992-đầu năm 2002 thuộc đối tƣợng của chiến dịch tiêm chủng bổ sung cho trẻ 9 tháng-10 tuổi vào năm 2002. Với tỉ lệ tiêm chủng đạt cao 95-99% ở tất cả các tỉnh/TP, chiến dịch nêu trên đã bảo vệ các trẻ sinh ra trong giai đoạn này. Điều này cũng góp phần lý giải số mắc ở nhóm trẻ 7-17 tuổi chiếm tỉ lệ (%) thấp.

Các nhóm từ 30 tuổi trở lên là những nhóm sinh ra trƣớc khi triển khai tiêm chủng mở rộng nên phần lớn các nhóm này đã từng mắc bệnh. Miễn dịch có đƣợc sau mắc sởi là bền vững và có thể bảo vệ suốt đời. Do vậy, tỉ lệ mắc của nhóm này thấp nhất so với tất cả các nhóm tuổi khác.

Với những kết quả phân tích nêu trên, trong điều kiện bệnh sởi còn lƣu hành tại miền Bắc, việc tiêm chủng mũi thứ nhất vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi là vẫn cần thiết. Tuy nhiên, lịch tiêm chủng mũi thứ hai vắc xin sởi cần đƣợc điều chỉnh tiêm sớm hơn. Theo Tổ chức Y tế thế giới, việc tiêm vắc xin sởi từ 12 tháng trở đi sẽ có hiệu quả bảo vệ trên 95%. Tại nƣớc ta, lịch tiêm bổ sung vắc xin bạch hầu- ho gà-uốn ván đƣợc áp dụng vào lúc 18 tháng tuổi. Để làm giảm thiểu tối đa số trẻ cảm nhiễm đồng thời đảm bảo hiệu quả về mặt triển khai, căn cứ dịch tễ học bệnh sởi, việc thay đổi lịch tiêm chủng vắc xin sởi mũi thứ hai từ 6 tuổi xuống 18 tháng tuổi là cần thiết.

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi (Trang 129)