Miễn dịch chủ động nhân tạo

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi (Trang 46)

Là loại miễn dịch cơ thể có đƣợc do chủ động đƣa vắc xin vào cơ thể để phòng bệnh.

Đáp ứng sau tiêm mũi thứ nhất vắc xin sởi

Quá trình đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin diễn biến tƣơng tự nhƣ sau khi lây nhiễm vi rút sởi. Tuy nhiên, thời gian xuất hiện đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin xảy ra sớm hơn một vài ngày so với mắc bệnh [83]. Kháng thể IgM xuất hiện từ tuần thứ 2-6 sau tiêm, nồng độ đỉnh xuất hiện ở tuần 3 và nhanh chóng mất đi. Kháng thể IgA cũng đƣợc phát hiện trong nƣớc bọt, dịch mũi họng. Kháng thể IgG xuất hiện từ ngày thứ 12-15 và đạt đỉnh trong khoảng từ ngày 21- 28 sau tiêm vắc xin. Trong khi kháng thế IgA và IgM xuất hiện thoáng qua thì kháng thể IgG tồn tại nhiều năm nhƣng hiệu giá kháng thể giảm dần theo thời gian tƣơng tự nhƣ miễn dịch tự nhiên. Tuy vậy, hiệu giá kháng thể IgG kháng sởi sau tiêm thấp hơn so với sau khi mắc bệnh [84].

Sau khi tiêm vắc xin sởi mũi thứ nhất, còn một tỉ lệ nhất định các trẻ chƣa đƣợc bảo vệ do: (i) chƣa tiêm mũi thứ nhất; (ii) đã tiêm mũi thứ nhất nhƣng chƣa có đáp ứng miễn dịch; (iii) hoặc hiệu giá kháng thể chƣa đủ bảo vệ. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin đƣợc trình bày tại trang 32.

Với tỷ lệ tiêm chủng mũi thứ nhất vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi đạt 85%, 90%, 95%, ƣớc tính tỷ lệ trẻ chƣa đƣợc bảo vệ do 3 nguyên nhân nêu trên tƣơng ứng là 28%, 23%, 19%. Nếu 100% số trẻ đƣợc tiêm vắc xin sởi mũi thứ nhất lúc 9 tháng tuổi vẫn còn 15% trẻ sinh ra hàng năm không đƣợc bảo vệ [126]. Sau mỗi năm, số lƣợng trẻ này sẽ bổ sung thêm vào khối cảm nhiễm trong cộng đồng. Tùy theo tỷ lệ tiêm chủng, cứ mỗi 3-5 năm số cảm nhiễm cộng dồn tăng lên, tỷ lệ cảm nhiễm sẽ vƣợt lên trên 100%, khi đó dịch sởi có nguy cơ xuất hiện. Nhƣ vậy tỷ lệ tiêm chủng càng thấp, dịch càng sớm quay trở lại.

Đáp ứng sau tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi

Luận giải cho việc tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi: Nếu đã từng có miễn dịch đặc hiệu với sởi thì miễn dịch này có thể tồn tại lâu dài. Do vậy, việc tiêm mũi hai vắc

xin sởi không phải nhằm mục đích tăng hiệu giá kháng thể đối với những trƣờng hợp đã có hiệu giá kháng thể đủ bảo vệ. Lịch tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi là (i) tiêm vét cho trẻ bị sót mũi thứ nhất và (ii) là “cơ hội thứ hai” tạo miễn dịch cho những ngƣời đã tiêm mũi thứ nhất vắc xin sởi nhƣng chƣa đƣợc bảo vệ do bảo quản vắc xin không đúng quy định làm mất hiệu lực của vắc xin, tiêm không đúng kỹ thuật, do hệ thống miễn dịch của trẻ chƣa có đáp ứng hoặc hiệu giá kháng thể thấp không đủ bảo vệ... [119]. Nhờ vậy, số đối tƣợng đƣợc bảo vệ tăng lên, loại bỏ bớt các “lỗ hổng” miễn dịch còn lại sau tiêm mũi thứ nhất.

Tình trạng đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi hai phụ thuộc vào tình trạng tồn lƣu miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất. Hầu hết các trƣờng hợp chƣa có đáp ứng miễn dịch với liều thứ nhất, sau tiêm mũi hai hiệu giá kháng thể IgG sẽ tăng cao, đồng thời xuất hiện kháng thể IgM, tỉ lệ chuyển đổi huyết thanh lên đến 97% (87- 100%). Với các cá thể có kháng thế IgG ở mức độ trung bình, sau mũi thứ nhất, kháng thể IgG xuất hiện sớm vào ngày thứ 5-6 sau tiêm và đạt nồng độ đỉnh vào ngày thứ 12. Hiếm khi phát hiện kháng thể IgM ở các trƣờng hợp này. Đối với những ngƣời đã có hiệu giá kháng thể cao sau lần tiêm thứ nhất thì sau tiêm mũi hai hiệu giá kháng thể ít biến đổi. Những trẻ đã tiêm từ 2 mũi vắc xin sởi trở lên có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn nhóm chƣa tiêm hoặc chỉ tiêm 1 mũi [94], [102].

Tồn lưu kháng thể dịch thể sau tiêm vắc xin

Kháng thể dịch thể có thể tồn tại từ 26-33 năm và có khả năng bảo vệ lâu dài. Nếu đã từng có miễn dịch đặc hiệu với sởi thì miễn dịch này có thể tồn tại suốt đời.

Các yếu tố các thể ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch sau tiêm chủng

Đáp ứng miễn dịch dịch thể sau tiêm mũi thứ nhất phụ thuộc vào tình trạng tồn lƣu kháng thể mẹ truyền ở trẻ, đặc điểm miễn dịch của từng cá thể... [116].

Tuổi tiêm vắc xin: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến tình trạng đáp ứng

miễn dịch sau tiêm chủng. Trẻ lớn có đáp ứng miễn dịch mạnh hơn trẻ nhỏ. Tỉ lệ trẻ có hiệu giá kháng thể đủ bảo vệ đạt 85% nếu tiêm 1 mũi vắc xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi. Tỉ lệ này tăng lên 90-95% nếu tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Nhƣ vậy, nếu 100% trẻ đƣợc tiêm chủng mũi thứ nhất thì vẫn còn 5-15% số trẻ đã tiêm không đƣợc phòng bệnh [69], [128]. Tiêm chủng vắc xin trƣớc 6 tháng tuổi

thƣờng không tạo đƣợc đáp ứng miễn dịch bởi hệ thống miễn dịch của trẻ chƣa hoàn chỉnh và sự tồn tại của kháng thể do mẹ truyền sẽ trung hòa hết kháng nguyên có trong vắc xin. Tỉ lệ trẻ từ 6-8 tháng tuổi đƣợc bảo vệ sau tiêm mũi thứ nhất khoảng 65%.

Biểu đồ 1.5. So sánh tồn lƣu kháng thể sau mắc bệnh và tiêm vắc xin sởi sống giảm độc lực [102]

Tồn lưu kháng thể mẹ: Kháng thể mẹ còn tồn lƣu trong cơ thể trẻ sẽ trung hòa

kháng nguyên có trong vắc xin và làm mất hoặc hạn chế tính kích thích sinh miễn dịch của vắc xin.

Sự phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ: Trẻ rất nhỏ (dƣới 6 tháng) không có

khả năng tạo đủ kháng thể dịch thể ngay cả khi không còn kháng thể mẹ do hệ thống miễn dịch chƣa hoàn chỉnh. Sự non nớt của hệ thống miễn dịch thể hiện ở số lƣợng tế bào lympho B hạn chế, cơ chế trình diện kháng nguyên và hoạt động của tế bào lympho T hỗ trợ chƣa hiệu quả.

Tình trạng nhiễm HIV và các bệnh miễn dịch khác: Đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi ở trẻ nhiễm HIV chƣa chuyển sang giai đoạn AIDS tƣơng đƣơng với trẻ không nhiễm HIV. Tuy nhiên hiệu giá kháng thể kháng sởi ở trẻ nhiễm HIV giảm đi nhanh hơn.

Tình trạng mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính: Tình trạng mắc một số bệnh

nhiễm trùng có thể tác động tới quá trình sinh kháng thể kháng sởi.

Tiêm vắc xin sống giảm độc lực

Mắc bệnh

Hi

ệu giá khá

ng th

Thực hành tiêm chủng: Việc bảo quản vắc xin không đúng quy định, đặc biệt là nhiệt độ cao, ánh sáng sẽ làm giảm hoặc mất hiệu lực của vắc xin. Dung dịch hồi chỉnh vắc xin phải bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC trong ít nhất 24 giờ trƣớc khi sử dụng. Nếu nhiệt độ của dung môi cao cũng sẽ ảnh hƣởng đến hiệu lực của vắc xin. Ngoài ra, còn có các yếu tố ảnh hƣởng khác nhƣ tiêm không đúng kỹ thuật, sử dụng vắc xin sau pha hồi chỉnh quá 6 tiếng, mới truyền máu, sử dụng huyết thanh để điều trị, xạ trị... [119], [128]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi (Trang 46)