Tính chất chu kỳ

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi (Trang 27)

Ở giai đoạn trƣớc triển khai vắc xin, tại các đô thị lớn vùng nhiệt đới bệnh sởi lƣu hành địa phƣơng và gây dịch với chu kỳ 2-3 năm. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai tiêm chủng vắc xin, chu kỳ dịch sởi có thể kéo dài tới 5 năm hoặc hơn. Ở những khu vực có số lƣợng dân cƣ nhỏ hoặc vùng hẻo lánh, bệnh có thể không xuất hiện trong một thời gian dài.

Bệnh có tính chất mùa vụ mặc dù có thể ghi nhận ca sởi ở tất cả các tháng trong năm. Tại vùng ôn đới, bệnh sởi xuất hiện chủ yếu vào cuối mùa đông đầu mùa xuân. Ở vùng nhiệt đới, bệnh thƣờng xuất hiện vào mùa khô [72].

Các yếu tố thuận lợi gây dịch

Quy mô và tần suất xuất hiện dịch phụ thuộc vào kích cỡ quần thể, tỉ lệ tiếp xúc giữa các cá thể, tỉ lệ nhóm cảm nhiễm đƣợc đƣa thêm vào quần thể (nhóm trẻ mới sinh hoặc nhóm nhập cƣ) hoặc đi ra khỏi quần thể (tử vong, nhóm di cƣ).

Trƣớc khi triển khai vắc xin, tại nƣớc Anh và xứ Wale vào những năm 1940, dịch sởi xảy ra với chu kỳ 2 năm. Dịch bắt đầu từ các thành phố lớn nhƣ London, Manchester, Liverpool và lan rộng ra các thị trấn, làng xã thuộc khu vực nông thôn. Tại các trung tâm đông dân cƣ, vi rút sởi lây truyền dai dẳng trong thời gian giữa các vụ dịch. Các thành phố này chính là những ổ chứa vi rút khổng lồ. Khác với các thành phố lớn, tại các thị trấn, làng xã, sự lây truyền vi rút chấm dứt sau vụ dịch và tái xuất hiện trong đợt dịch tiếp theo [61], [68], [77].

Tác giả Peter Strebel cho biết sau triển khai vắc xin, chu kỳ dịch kéo dài hơn tạo ra thời kỳ “trăng mật” giữa hai kỳ dịch. Tỉ lệ tiêm chủng thấp hoặc sự tập trung đông các đối tƣợng cảm nhiễm là điều kiện quan trọng dẫn đến xảy dịch. Dịch sởi thƣờng xảy ra tại những nơi đông ngƣời nhƣ trại lính, trƣờng học ... hoặc tập trung đông ngƣời nhập cƣ [102].

Đánh giá của Cơ quan bảo vệ sức khoẻ Anh đã đƣa ra kết luận nguyên nhân làm tăng số ca sởi tại Anh và xứ Wale năm 2006 là do tỉ lệ tiêm chủng thấp, tần suất đi lại lớn của nhóm dân di cƣ [51].

Tác giả Papania M. nhận xét tại Mĩ, con của các bà mẹ sinh ra trong thời kỳ trƣớc khi triển khai vắc xin sởi có tỉ lệ cảm nhiễm thấp hơn so với con của các bà mẹ sinh ra sau khi triển khai. Việc triển khai rộng rãi vắc xin làm giảm sự lây truyền của vi rút nhƣng cũng làm giảm sự tiếp xúc với vi rút sởi [99].

Theo kinh điển, các yếu tố nhƣ điều kiện kinh tế xã hội, độ ẩm cao, tình trạng dinh dƣỡng kém và không có vi rút sởi lƣu hành tại các khu vực biệt lập trong nhiều năm hoặc mật độ dân số đông dẫn đến liều lƣợng vi rút cao có liên quan chặt với tính chất nghiêm trọng của dịch bệnh [2].

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi (Trang 27)