Đối tượng nghiên cứu: Trƣờng hợp mắc sởi xác định theo định nghĩa ca bệnh
của Bộ Y tế và là ngƣời dân của khu vực miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012.
Định nghĩa ca bệnh
Trường hợp sởi xác định lâm sàng: Là trƣờng hợp nghi sởi/rubella không lấy
đƣợc mẫu bệnh phẩm hoặc mẫu bệnh phẩm không đúng quy định, không có liên quan dịch tễ với ca sởi xác định phòng thí nghiệm hoặc ca bệnh truyền nhiễm khác xác định phòng thí nghiệm nhƣng có một trong ba triệu chứng viêm long (ho, chảy nƣớc mũi, viêm kết mạc).
Trường hợp sởi xác định dịch tễ học: Là trƣờng hợp nghi sởi/rubella không đƣợc lấy mẫu nhƣng có liên quan dịch tễ với trƣờng hợp sởi đƣợc chẩn đoán xác định phòng thí nghiệm hoặc trƣờng hợp sởi đƣợc chẩn đoán xác định bằng dịch tễ học (có tiếp xúc hoặc có khả năng tiếp xúc tại cùng một không gian và thời gian, trong đó khoảng cách giữa ngày phát ban của hai trƣờng hợp từ 7-21 ngày).
Trường hợp sởi xác định phòng thí nghiệm: Là trƣờng hợp nghi sởi/rubella đƣợc khẳng định bằng 1 trong các xét nghiệm sau:
+ Xét nghiệm ELISA có kháng thể IgM đặc hiệu kháng vi rút sởi. + Xét nghiệm PCR xác định đƣợc đoạn gen đặc hiệu của vi rút sởi. + Phân lập đƣợc vi rút sởi.
Trường hợp nghi sởi/rubella: Là trƣờng hợp có các biểu hiện sốt, phát ban
và kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng: ho, chảy nƣớc mũi, viêm kết mạc, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai), sƣng đau khớp [5].
Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu:
Sống tại khu vực miền Bắc Việt Nam (hay “miền Bắc”) tại thời điểm mắc bệnh từ ngày 01/01/2008 tới ngày 31/12/2012.
Bao gồm mọi lứa tuổi, thuộc cả hai giới.
Có phiếu điều tra ca bệnh theo mẫu của Bộ Y tế (phụ lục 2).
Đƣợc chẩn đoán xác định mắc sởi theo đúng tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế về định nghĩa ca bệnh sởi [5].
Trong công trình nghiên cứu này “trường hợp mắc sởi” (hay “ca sởi”) đƣợc quy định bao gồm toàn bộ trƣờng hợp sởi xác định lâm sàng, xác định dịch tễ học và xác định phòng thí nghiệm. Trong luận án đã có 4.851 trƣờng hợp mắc sởi theo số liệu thống kê giám sát của khu vực miền Bắc (2008-2012) đƣợc đƣa vào nghiên cứu.