Miễn dịch chủ động tự nhiên

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi (Trang 43)

Miễn dịch chủ động tự nhiên: Là loại miễn dịch cơ thể có đƣợc sau khi tình cờ tiếp xúc với mầm bệnh, bị bệnh rồi qua khỏi.

Sau khi bị nhiễm vi rút sởi, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể chống lại vi rút sởi, giúp cơ thể hồi phục và tạo ra miễn dịch lâu dài.

Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu xuất hiện ngay trong giai đoạn tiền triệu với sự kích hoạt tế bào diệt tự nhiên (NK) và tăng cƣờng sản xuất các interferon kháng vi rút (IFN-α và IFN-β) của tế bào nhiễm vi rút. Interferon có vai trò ngăn chặn sự xâm nhập và nhân lên của vi rút; hoạt hóa tế bào thực bào đơn nhân, tế bào NK; tăng biểu lộ kháng nguyên bạch cầu ngƣời (HLA). Tuy nhiên, interferon xuất hiện sau nhiễm vi rút sởi ít hiệu quả hơn so với interferon sau tiêm vắc xin. Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu nhằm khống chế sự nhân lên của vi rút trƣớc khi có đáp ứng miễn dịch đặc hiệu dịch thể và tế bào [21], [128].

Đáp ứng miễn dịch dịch thể

Trong các kháng thể dịch thể, đáng chú ý là kháng thể IgM và IgG đặc hiệu kháng sởi. Kháng thể IgM xuất hiện sớm nhất và nhanh chóng đạt cực đại vào khoảng ngày thứ 7-10 sau khi phát ban, sau đó giảm nhanh và biến mất sau 6-8 tuần. Sự xuất hiện của kháng thể IgM cho thấy ngƣời bệnh bị nhiễm vi rút sởi. Kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn, đạt mức đỉnh trong vòng 4 tuần sau phát ban sau đó giảm chậm. Sau 6 tháng hiệu giá kháng thể IgG giảm 2-4 lần so với lúc cực đại. Miễn dịch có đƣợc sau mắc bệnh tồn tại gần nhƣ suốt cuộc đời [117].

Biểu đồ 1.4. Đáp ứng miễn dịch dịch thể và tế bào sau nhiễm vi rút sởi [73]

Kháng thể IgA có thể phát hiện ở dịch mũi họng nhƣng nói chung ít có tác giả nghiên cứu vai trò của IgA [128].

Ban Đáp ứng miễn dịch M c đ đ áp n g mi ễn d ịch Tế bào T CD4 Phát hiện vi rút ở mũi họng Phát hiện vi rút trong máu

Thời gian sau thời điểm phát ban (ngày) Phát ban

Nhiễm VR sởi

Tế bào T CD8

Đáp ứng miễn dịch tế bào

Trong quá trình đáp ứng miễn dịch, các tế bào lympho T, B đóng vai trò quan trọng. Sau khi đƣợc hoạt hóa, tế bào Lympho T CD8+ hoạt động nhƣ một tế bào lympho độc (CTL) có vai trò ly giải tế bào bị nhiễm vi rút, kích thích các enzyme, cytokine hoạt động nhƣ interferon, hạn chế sự xâm nhập của vi rút hoặc tiêu diệt vi rút [34]. Tế bào lympho T CD4+ tiết ra cytokin làm hoạt hóa tế bào lympho B trở thành tế bào plasma và tế bào B nhớ; hoạt hóa tế bào T dƣới nhóm, đại thực bào, tế bào NK thông qua cơ chế điều tiết các interferon (IFN) và interleukin (IL). Tế bào plasma có số lƣợng nhiều nhƣng có đời sống ngắn, còn tế bào B nhớ có số lƣợng ít nhƣng lại có đời sống dài, khi gặp lại kháng nguyên này ở lần sau sẽ biệt hóa thành tế bào plasma để sản xuất kháng thể dịch thể nhanh chóng và kịp thời hơn [34], [73], [86].

Sơ đồ 1.3. Quá trình đáp ứng miễn dịch tế bào với sởi [80].

Trí nhớ miễn dịch

Cơ chế duy trì mức độ miễn dịch đủ bảo vệ lâu dài sau mắc sởi chƣa đƣợc hiểu biết đầy đủ song nguyên tắc chung của quá trình này đã đƣợc xác định. Đó là trí nhớ miễn dịch. Cơ thể tiếp tục sản xuất kháng thể đặc hiệu kháng vi rút sởi. Các tế bào lympho TCD4+, CD8+ tiếp tục lƣu hành. Khi vi rút sởi tái xâm nhập, cơ thể nhanh chóng khởi động quá trình đáp ứng miễn dịch, tăng hiệu giá kháng thể dịch thể và tế bào miễn dịch để bảo vệ cơ thể không bị lây nhiễm [128].

Thụ thể cytokines MD tế bào MD dịch thể Thụ thể cytokines VR sởi Phức hợp peptit HLA lớp I, II TLR phát tín hiệu T hoạt động Protein vi rút Lympho T hỗ trợ 1 Lympho T hỗ trợ 2

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi (Trang 43)