Miễn dịch thụ động tự nhiên

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi (Trang 42)

Là miễn dịch đƣợc truyền một cách tự nhiên từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc qua sữa mẹ.

Trẻ nhỏ đƣợc bảo vệ trong những tháng đầu đời không mắc sởi chủ yếu là nhờ kháng thể IgG do mẹ truyền qua nhau thai. Hiện tƣợng này xảy ra từ tuần 28 của thai kỳ cho đến lúc trẻ ra đời. Thời gian trẻ đƣợc bảo vệ nhờ kháng thể mẹ truyền phụ thuộc 3 yếu tố:

- Hiệu giá kháng thể kháng sởi ở mẹ: Trẻ sinh ra từ những bà mẹ không có miễn dịch phòng bệnh thì sẽ không đƣợc bảo vệ và có nguy cơ cao mắc bệnh sởi. Bà mẹ đã tiêm vắc xin sởi sẽ có nồng độ kháng thể thấp hơn bà mẹ đã từng bị mắc sởi nên con sinh ra từ các bà mẹ tiêm vắc xin có hiệu giá kháng thể thấp hơn con của các bà mẹ bị mắc bệnh trƣớc đó.

- Khả năng truyền kháng thể qua nhau thai: Việc vận chuyển kháng thể từ bà mẹ bị nhiễm HIV, sốt rét sang thai nhi bị hạn chế. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ này sẽ có hiệu giá kháng thể thấp hơn các bà mẹ không bị mắc bệnh.

Ở phần lớn trẻ, kháng thể do mẹ truyền không còn tồn tại khi trẻ 6-9 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số nghiên cứu còn ghi nhận tồn lƣu kháng thể mẹ ở trẻ dƣới 2 tuổi. Vì vậy, đa số trẻ đƣợc bảo vệ trong khoảng 6 tháng sau sinh và ít khi bị mắc sởi nhƣng khi trẻ ngoài 6 tháng tuổi thì hiệu giá kháng thể giảm và cơ thể dần trở nên cảm nhiễm với bệnh sởi.

Sự tồn tại kháng thể do mẹ truyền lúc trẻ tiêm vắc xin sởi, dù ở dạng vết, sẽ ức chế quá trình đáp ứng miễn dịch do tiêm vắc xin [128].

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)