Kỹ thuật trung hòa

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi (Trang 56)

Có 2 kỹ thuật để chuẩn độ hiệu giá kháng thể trung hòa: - Kỹ thuật trung hòa trên nuôi cấy tế bào.

- Kỹ thuật trung hòa giảm đám hoại tử (PRNT).

Tế bào sử dụng là các loại tế bào tiên phát nhƣ: thận chuột đất, thận khỉ, phôi gà... Tế bào thƣờng trực là các tế bào: BHK21, VERO, GMK, CV1, B95a.

Phát hiện kháng thể IgG: có thể sử dụng kỹ thuật EIA hay ELISA, kỹ thuật PRNT. Các kỹ thuật này dựa trên nguyên tắc sau để chẩn đoán xác định mắc sởi: hiệu giá kháng thể ở mẫu huyết thanh thứ hai (giai đoạn sau của bệnh) tăng từ 4 lần trở lên so với mẫu huyết thanh thứ nhất (giai đoạn đầu của bệnh). Bên cạnh đó, phản ứng kết hợp bổ thể có độ nhạy thấp, các kỹ thuật HI ít đƣợc sử dụng; kỹ thuật trung hòa trên nuôi cấy tế bào đang trong quá trình nghiên cứu cải tiến [53]. Kỹ thuật EIA hiện đƣợc sử dụng nhiều do độ nhạy (83-90%), độ đặc hiệu (95- 100%) cao và dễ thực hiện. Kỹ thuật PRNT đƣợc coi là “chuẩn vàng” bởi đây là kỹ thuật có độ chính xác cao nhất, có thể phát hiện nồng độ IgG rất thấp nhƣng lại đòi hỏi nhân lực có chuyên môn cao, nhiều trang thiết bị hiện đại và chi phí cao [117]. Theo quy ƣớc quốc tế lần thứ 3, ngƣỡng tham chiếu hiệu giá kháng thể đủ bảo vệ đối với kháng thể IgG kháng sởi là 120mIU/ml [128]. Với trƣờng hợp sử dụng xét nghiệm phát hiện IgG để chẩn đoán bệnh sởi là phải lấy hai mẫu huyết thanh cách nhau 7-10 ngày. Nếu hiệu giá kháng thể lần 2 tăng từ 4 lần trở lên so với lần 1 thì đƣợc gọi là chuyển đổi huyết thanh. Còn đối với xét nghiệm định lƣợng tồn lƣu kháng thế thì chỉ cần lấy 1 mẫu huyết thanh. Bên cạnh đó có thể thực hiện xét nghiệm miễn dịch tế bào song kỹ thuật này chƣa phổ biến và đòi hỏi kỹ thuật cao, chƣa có sinh phẩm thƣơng mại nên việc đánh giá miễn dịch hiện nay trên thế giới chủ yếu dựa vào xác định đáp ứng miễn dịch dịch thể [102].

Phát hiện kháng thể IgM: Kỹ thuật ELISA và PRNT. Tuy nhiên, phƣơng pháp thích hợp nhất là phƣơng pháp ELISA phát hiện kháng thể IgM vì có độ nhạy cao, dễ thực hiện, chi phí không quá cao. Để phát hiện kháng thể IgM thƣờng chỉ cần 1 mẫu huyết thanh lấy trong vòng 28 ngày sau phát ban. Nên lấy ngay trong lần đầu tiên bệnh nhân đến khám và điều trị. Có khoảng 4% số bệnh nhân có nhiễm đồng thời vi rút B19 hoặc rubella có kết quả IgM sởi âm tính giả.

Hiện nay trên thế giới đã có các sản phẩm thƣơng mại chẩn đoán sởi đối với bệnh phẩm là dịch hầu họng, tấm giấy thấm máu khô ứng dụng kỹ thuật EIA. Cách lấy mẫu bệnh phẩm này có ƣu điểm là mẫu đồng thời sử dụng cho xét nghiệm phát hiện kháng thể và phân lập vi rút sởi, rubella. Một số kỹ thuật xét nghiệm đáp ứng miễn dịch tế bào hiện đã đƣợc phát triển song chỉ đƣợc thực hiện tại một số phòng thí nghiệm hiện đại bởi kỹ thuật phức tạp và chi phí cao.

WHO khuyến cáo sử dụng kỹ thuật EIA gián tiếp (tại các phòng thí nghiệm chuẩn thức quốc gia) hoặc kỹ thuật PRNT (tại các phòng thí nghiệm chuẩn thức khu vực) phát hiện kháng thể IgM để chẩn đoán xác định mắc sởi và phát hiện kháng thể IgG để đánh giá đáp ứng miễn dịch dịch thể với bệnh sởi. Tại Việt Nam, kỹ thuật EIA phát hiện IgM đƣợc sử dụng để chẩn đoán xác định bệnh sởi từ nhiều năm nay và kỹ thuật EIA phát hiện IgG đã đƣợc áp dụng trong đánh giá miễn dịch cộng đồng với sởi [117].

1.6 PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI 1.6.1 Biện pháp dự phòng

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi (Trang 56)