Phân bố theo giới tính

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi (Trang 127)

Đến nay chƣa có nghiên cứu nào khẳng định vi rút sởi “nhạy cảm” hơn với một trong hai giới. Tuy nhiên, sự khác nhau về giới tính có thể ảnh hƣởng đến sự khác biệt về nhiều yếu tố nhƣ hành vi nguy cơ, đáp ứng miễn dịch cũng nhƣ thói quen tìm kiếm dịch vụ y tế để phòng bệnh và điều trị...

Kết quả nghiên cứu bệnh sởi tại miền Bắc cho thấy sự phân bố ca bệnh ở nam giới cao hơn ở nữ giới (51,6% và 48,4%). Sự khác biệt này gặp ở hầu hết các năm trong giai đoạn 2008-2012 và ở các vùng sinh thái. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Văn Năm tại Vĩnh Long. Theo đó, 54% số ca sởi là nam và 46% ca bệnh là nữ. Theo tác giả Antonietta Filia tại Italia, tỉ lệ ca bệnh là nam giới chiếm đến 53,1% và nữ chiếm 46,9%. Tỷ suất nam:nữ trong vụ dịch sởi tại Áo năm 2009 lên đến 2,1:1. Đặc điểm này cũng gặp trong nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ƣơng về bệnh cúm A/H1N1/09 là đại dịch, một bệnh truyền nhiễm qua đƣờng hô hấp tƣơng tự bệnh sởi [32], [46], [54], [82].

Tuy nhiên, phân tích tỉ lệ mắc bệnh theo giới ở từng nhóm tuổi thì tỉ lệ ca sởi là nam cao hơn nữ ở trẻ dƣới 10 tuổi và nhóm 25-29 tuổi trong khi các nhóm còn lại có tỉ lệ mắc là nữ cao hơn nam giới. So sánh với tỷ suất giới của từng nhóm tuổi cho thấy tỷ suất nam:nữ >1 ở các nhóm tuổi dƣới 25 tuổi và tỷ suất >1 ở các nhóm từ 25 tuổi trở lên. Nhƣ vậy, tỉ lệ ca mắc là nam cao hơn nữ phù hợp với tỷ suất giới tính ở trẻ dƣới 10 tuổi. Tuy nhiên, sự trái chiều giữa tỷ suất giới tính của dân số và ca mắc sởi ở các nhóm 10-14 tuổi, 15-19 tuổi, 20-24 tuổi, 25-29 tuổi cho thấy có tác động của các yếu tố khác đến cơ cấu giới tính trong nhóm mắc sởi. Xem xét tình trạng nhập viện theo giới cho thấy tỉ lệ nhập viện của nữ cao hơn nam mặc dù tỉ lệ ca có biến chứng viêm phổi, tiêu chảy, viêm tai, viêm não ở nam cao hơn nữ trong từng nhóm tuổi nêu trên. Nhƣ vậy, sự khác biệt thái độ và thực hành về bệnh tật giữa nhóm nam và nữ cũng có tác động đến việc ghi nhận ca bệnh tại bệnh viện. Tuy nhiên tỉ lệ mắc sởi cao ở nhóm nữ 20-24 tuổi cũng gợi ý về tình trạng có kháng thể không đủ bảo vệ ở nhóm các bà mẹ bắt đầu bƣớc vào độ tuổi sinh đẻ. Vì vậy, nhiều trẻ nhỏ sinh ra sẽ không đƣợc mẹ truyền cho kháng thể phòng bệnh và tăng nguy cơ mắc sởi.

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc giai đoạn 2008-2012 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi mũi hai ở trẻ 18 tháng tuổi (Trang 127)