Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng văn hóa nhà trường * Mục tiêu của biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 66)

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ THỊNH

3.2.8. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng văn hóa nhà trường * Mục tiêu của biện pháp

* Mục tiêu của biện pháp

Thu nhận những thông tin ngược về hoạt động xây dựng VHNT; chỉ rõ được những điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất được những biện pháp để không ngừng nâng cao kết quả các hoạt động xây dựng VHNT.

* Nội dung của biện pháp

- Kiểm tra đôn đốc, theo dõi, giám sát hàng ngày việc thực hiện kế hoạch phát triển VHNT trên cơ sở các mục tiêu, nội dung xây dựng xây dựng VHNT, uốn nắn khi cần thiết. Hàng tuần, hàng tháng ban kiểm tra, các tổ chuyên môn, các nhóm họp thảo luận xem xét, đánh giá việc thực hiện.

- Tiến hành công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch sau một kỳ, sau một năm để đánh giá, khen thưởng hay trách phạt các cá nhân, tập thể làm tốt hay không hoàn thành nhiệm vụ. Xây dựng kế hoạch cho kỳ sau.

- Kiểm tra việc thực hiện chấp hành quy chế xây dựng VHNT cần phải được tiến hành thường xuyên và định kỳ để nhà quản lý thấy được kết quả chuyển biến và chất lượng tựgiáo dục, ý thức chấp hành của mỗi thành viên trong nhà trường đối với công tác xây dựng VHNT, qua đó tuyên dương những gương điển hình và có biện pháp xử lý để uốn nắn những hành vi lệch chuẩn.

- Rà soát những văn bản, những quy định bất cập không còn phù hợp với thực tiễn, trong đó cần rà soát, hoàn chỉnh hệ thống quy trình, thủ tục làm việc vì đây là một trong những điều kiện tiên quyết trong nỗ lực xây dựng VHNT.Cụ thể là hoàn thiện quy chế hoạt động của nhà trường và chuẩn hóa hệ thống thủ tục làm việc.

Xác định rõ vai trò của người lãnh đạo trong việc kiểm tra, đánh giá và tuyên truyền về VHNT. Lãnh đạo vừa là người đề xướng, người hướng dẫn các nỗ lực thay đổi.

* Cách thực hiện

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể cho phép của nhà trường và có tính khả thi.

- Huy động các lực lượng tham gia kiểm tra bằng việc hiệu trưởng quyết định thành lập Ban kiểm tra gồm những thành viên có uy tín, có kiến thức về VHNT và xây dựng VHNT, phân công cụ thể và xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên trong Ban kiểm tra.

- Xây dựng chế độ kiểm tra: Quy định thể thức làm việc, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi của mỗi đợt kiểm tra,..

- Tiến hành các khâu kiểm tra cần kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá với tự kiểm tra, đánh giá của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, của CBQL, GV, NV, học sinh và sự đánh giá của các lực lượng ngoài xã hội như cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội bên ngoài.

- Phảm đảm bảo tuân theo đúng nguyên tắc kiểm tra bao gồm: nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc tính kế hoạch; nguyên tắc khách quan; nguyên tắc tình hiệu quả; nguyên tắc tính giáo dục.

- Phải phân cấp trong kiểm tra, trao nhiệm vụ đồng thời trao quyền hạn, trách nhiệm cho các thành viên kiểm tra.

- Cung cấp kịp thời những điều kiện vật chất, kỹ thuật, tâm lý cho hoạt động kiểm tra, khai thác và tận dụng mọi khả năng sáng tạo của các thành viên trong Ban kiểm tra.

- Các thành viên trong Ban kiểm tra phải có kiến thức về VHNT, các kỹ năng xây dựng VHNT.

- Công tác kiểm tra, đánh giá phải khách quan, thân thiện tạo động lực cho CBQL, GV, NV và học sinh trong nhà trường trong việc xây dựng VHNT.

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w