Xây dựng môi trường dạy học và giáo dục có văn hóa trong nhà trường * Mục tiêu của biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 63)

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ THỊNH

3.2.7. Xây dựng môi trường dạy học và giáo dục có văn hóa trong nhà trường * Mục tiêu của biện pháp

* Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng môi trường, điều kiện dạy học và giáo dục có văn hóa nhằm tạo điều kiện cho việc giảng dạy và học tập có hiệu quả, giúp GV, NV và học sinh phát huy năng lực giảng dạy và học tập trong môi trường làm việc hợp tác, thân thiện.

* Nội dung của biện pháp

- Xây dựng môi trường giảng dạy tốt:

+ Tất cả GV làm việc trong môi trường hợp tác, cởi mở, dân chủ và bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau và cùng phấn đấu để nâng cao thành tích học tập của học sinh.

+ GV được tham gia vào quá trình ra quyết định việc dạy và học, được chia sẻ với nhà quản lý về công việc của nhà trường.

+ GV thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sự phạm và những tri thức bổ trợ như giáo dục giới tình, giáo dục kỹ năng sống, trình độ tin học và ngoại ngữ.

+ GV được tham gia xây dựng nội quy và quy chế hoạt động dạy học và tự giác thực hiện nội quy, quy chế một cách kỷ luật.

+ Nhà trường thường xuyên quan tâm đến phát triển chuyên môn cho giáo viên, tạo môi trường học tập trong tập thể sư phạm nhà trường, đặc biệt là văn hóa học hỏi trong đồng nghiệp.

- Xây dựng môi trường học tập tốt:

+ Xây dựng môi trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát, có tường rào bao quanh, có cổng trường, biển trường, biển lớp, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh THCS nhằm thu hút học sinh đến trường. Có đủ nhà vệ sinh

các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. Nhà trường phải đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh, có đủ nước uống cho người học, có sân chơi, thư viện, nhà để xe, có các phòng học chức năng, phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại phục vụ cho hoạt động dạy và học được thuận lợi và hiệu quả.CBQL nhà trường, GV trong các giờ lên lớp và tổ chức hoạt động giáo dục cho người học cần phải quan tâm hình thành các kỹ năng sống cho học sinh THCS.

+ Tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, tạo sân chơi để người học tham gia và thu hút người học tham gia dựa trên tinh thần tự nguyện, tự giác.

+ Thực hiện sự bình đẳng giữa các học sinh trong lớp, trong trường, không phân biệt đối xử. Nhà trường cần thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong trường học, tôn trọng nhu cầu của người học, khai thác tiềm năng của người học một cách tối đa. Nhà trường xây dựng nội quy hoạt động, hướng dẫn giáo viên, học sinh tuân thủ Điều lệ nhà trường và Luật Giáo dục; giáo dục CBQL, GV,NV, học sinh có tính kỷ luật tích cực trong trường học về việc chấp hành nội quy, điều lệ nhà trường nhằm xây dựng nề nếp dạy và học.

+ Phát huy tiềm năng của cộng đồng tham gia quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường: Khai thác về kinh nghiệm giáo dục, về tri thức văn hoá lịch sử ở địa phương, khai thác về tiềm năng kinh tế hỗ trợ cho hoạt động giáo dục của nhà trường, khai thác về yếu tố động viên tinh thần đối với cha mẹ học sinh và học sinh nhằm thu hút học sinh đến trường. Huy động phụ huynh, giáo viên, cộng đồng trong việc xây dựng tầm nhìn, xác định sứ mạng của nhà trường và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.Thực hiện chế độ cam kết giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong giáo dục học sinh và phát triển nhà trường.Nhà trường cần tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động chăm sóc di tích lịch sử ở địa phương, tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè. Nhà trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương.

+ Lớp học được tiến hành trong môi trường hợp tác thân thiện, người học được cộng tác, giúp đỡ lẫn nhau. GV thường xuyên quan tâm đến việc xây dựng

mối quan hệ tích cực, cởi mở, thân thiện với người học và có sự hỗ trợ tích cực đối với việc học của học sinh. Xây dựng nề nếp và thói quen học tập đúng giờ, học sinh tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao, hăng hái chia sẻ kiến thức kinh nghiệm và bày tỏ quan điểm của mình.

+ Nhà trường thu hút được sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong quá trình quản lý và giáo dục người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học để người học được đến trường với tâm lý thoải mái và vui vẻ.

- Phát triển điều kiện dạy và học:

+ GV được đào tạo theo đúng trình độ chuyên môn và đáp ứng về năng lực dạy học, giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp quy định.

+ Đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho GV (các chế độ khen thưởng, lương và phụ cấp). Có quy chế hoạt động rõ ràng, GV người học thực hiện quy chế một cách tự giác, kỷ luật.

+ Đáp ứng tối thiểu các điều kiện làm việc của GV và học sinh: Phòng làm việc, sách và tài liệu hỗ trợ, các phương tiện kỹ thuật dạy học, điện nước, ánh sáng, an toàn, phòng thí nghiệm, thư viện, máy tính, internet,....).

+ Nhà trường động viên khuyến khích cha mẹ học sinh phải là người tạo điều kiện về vật chất và thời gian cho việc học tập của học sinh, là người động viên tinh thần để trẻ vượt qua những khó khăn trong học tập.

+ GV và nhà trường giáo dục người học phải nhận thức được vai trò của việc học và có động cơ học tập đúng đắn.

* Cách thực hiện

- Lập kế hoạch trong việc duy trì và phát triển các hoạt động nhằm tăng cường xây dựng môi trường sư phạm của nhà trường.

- Phân công tổ chức các đội công tác chủ chốt hay các thành viên trong nhà trường tham gia vào các dự án hoặc các phong trào hoạt động nhằm xây dựng môi trường tự nhiên và xã hội của nhà trường.

-Giám sát các hoạt động thông qua cấp trên hoặc Ban giám hiệu nhà trường nhằm khuyến khích, khen thưởng, điều chỉnh các hoạt động để phù hợp với mục tiêu của các hoạt động.

- Kiểm tra đánh giá thông qua các tiêu chí của môi trường sư phạm theo quan điểm VHNT hiệu quả.

- CBQL nhà trường và GV phải có nhận thức đúng về vai trò sứ mạng của nhà trường, chia sẻ trách nhiệm trong công việc quản lý và tổ chức trường học.

- Nhà nước và chính quyền địa phương phải có chế độ chính sách thu hút, khuyến khích GV có đủ năng lực, phẩm chất về công tác tại trường.

- Quan hệ trong tập thể sư phạm là quan hệ thân thiện, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cán bộ, GV giúp đỡ nhau, cha mẹ học sinh và cộng đồng giúp đỡ nhà trường nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh.

- Khuôn viên nhà trường xanh, sạch đẹp thoáng mát, có sân chơi, có nhà để xe, nhà vệ sinh, trường học phải cách xa những nơi có tiếng ồn, có nguồn nước uống an toàn cho học sinh. Nhà trường có bộ phận y tế chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

- Nhà trường có hòm thư góp ý cho công tác giảng dạy, giáo dục của GV và thường xuyên phản hồi thông tin.

- Nhà trường có hòm thư góp ý cho công tác giảng dạy, giáo dục của GV và thường xuyên phản hồi thông tin.

- Nhà trường có hình thức hoạt động câu lạc bộ để GV và học sinh chia sẻ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường năng lực và kĩ năng sống cho GV và học sinh.

- Cha mẹ học sinh phải nhận thức đúng về quyền được học, được giáo dục, được tham gia của trẻ, phối hợp cùng với nhà trường làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tích cực động viên trẻ đến trường và tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để trẻ được học tập, rèn luyện.

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w