Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 53)

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ THỊNH

3.2.1.Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường

quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường

* Mục tiêu của biện pháp

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV và NV về VHNT tạo ra sự thống nhất về quan điểm chỉ đạo, thực hiện, huy động tối đa các nguồn lực trong quá trình xây dựng VHNT giúp CBQL, GV và NV thấy rõ tầm quan trọng của VHNT và xây dựng, phát triển VHNT.

- Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong và ngoài nhà trường nhằm giúp nhà trường quản lý tận dụng những điều kiện sẵn có để phát triển nhà trường, khắc phục những mặt yếu kém còn tồn tại trong nhà trường.

* Nội dung của biện pháp

- Tuyên truyền, giáo dục các thành viên về vai trò của VHNT, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc xây dựng VHNT.

- Xây dựng các phong trào thi đua trong nhà trường, phát huy các truyền thống dạy học và giáo dục của nhà trường.

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng của đội ngũ CBQL, GV, NV nhà trường về VHNT và xây dựng VHNT phổ thông.

* Cách thực hiện

- Ban giám hiệu nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, GV, NV có nhận thức đúng về vai trò của VHNT đối với quá trình hình thành phát triển nhân cách học sinh nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

+ Định kỳ hàng năm tổ chức các buổi tọa đàm, gặp gỡ và nói chuyện về vấn đề VHNT.

+ Tổ chức các ngày lễ truyền thống của dân tộc, ngày lễ kỷ niệm của nhà trường nhằm giáo dục cho đội ngũ CBQL, GV, NV và học sinh về các truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc, của nhà trường tăng thêm lòng tự hào về dân tộc, về nhà

+ Tôn vinh các cá nhân, tập thể và học sinh có thành tích xuất sắc trong giảng dạy, lao động và học tập đóng góp vào sự phát triển và thành công của nhà trường.

+ Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ thông qua các hoạt động này để tuyên truyền cho các thành viên hiểu rõ hơn lợi ích xây dựng VHNT và tăng cường giao lưu, chia sẻ và đoàn kết giữa các thành viên trong nhà trường.

- Tăng cường công tác giáo dục của tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong xây dựng VHNT. Nhà trường giác ngộ chính quyền địa phương, các lực lượng xã hội và cha mẹ học sinh nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm của từng tổ chức trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em. Phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục, tranh thủ tận dụng sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các lực lượng xã hội nhằm huy động các nguồn lực để phát triển nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng VHNT. Đưa việc xây dựng VHNT trở thành Nghị quyết của Đảng bộ, chi bộ và của đơn vị để mọi người quyết tâm cùng thực hiện.

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CBQL, GV, NV trong nhà trường về VHNT:

+ Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức về VHNT, các kỹ năng xây dựng VHNT cho CBQL, GV, NV và cả học sinh trong nhà trường.

+ Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng VHNT ở một số nhà trường phổ thông đã tiến hành xây dựng VHNT trong tỉnh hoặc một số tỉnh, thành phố lớn.

* Điều kiện thực hiện

- Phải có sự ủng hộ của Đảng ủy, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, chính quyền địa phương và ban giám hiệu nhà trường về nhân lực, vật lực và tài lực cho việc tổ chức các hoạt động.

- Tổ chức bộ máy của nhà trường phải đảm bảo tính đồng bộ, ổn định có tính dân chủ, kỷ luật cao.

- Đội ngũ CBQL, GV, NV nhà trường mong muốn được nâng cao kiến thức về VHNT, các kỹ năng xây dựng VHNT phổ thông.

- Phải có đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu về VHNT tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, GV và NV nhà trường về xây dựng VHNT.

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 53)