Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống của nhà trường * Mục tiêu của biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 59)

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ THỊNH

3.2.5.Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống của nhà trường * Mục tiêu của biện pháp

* Mục tiêu của biện pháp

- Củng cố các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đang tồn tại trong nhà trường và phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp này.

- Phòng chống, loại trừ các biểu hiện văn hóa phi truyền thống, lệch lạc đang xâm nhập vào nhà trường.

* Nội dung của biện pháp

- Hiệu trưởng giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cho các thành viên trong nhà trường:

+ Giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần độc lập dân tộc trong tình hình hiện nay tức là tích cực chống nghèo nàn lạc hậu, vươn tới xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hiện đại

+ Giáo dục truyền thống nhân ái khoan dung giúp CBQL, GV, NV và học sinh không ngừng nâng cao nhận thức, tự giác sống tốt đẹp hơn, biết lấy lợi ích tập thể, lợi ích dân tộc làm định hướng cho cuộc sống của mình, góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

+ Giáo dục truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng để giải quyết mối quan hệ cá nhân với tập thể, cá nhân với xã hội, biết đặt lợi ích tập thể, lợi ích xã hội lên trên lợi ích cá nhân, biết hy sinh cái riêng để phục vụ cái chung.

+ Giáo dục truyền thống yêu lao động cần cù tiết kiệm giúp nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của lao động trong sự phát triển xã hội và nhà trường, giúp họ có tình yêu và thái độ đúng đắn đối với lao động.

+ Giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo giúp các thành viên thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là vinh dự lớn lao của người sinh viên, góp phần làm giàu tiềm năng trí tuệ cho đất nước

- Hiệu trưởng giáo dục các giá trị truyền thống của nhà trường thông qua các nghi lễ truyền thống của trường (ngày thành lập, các ngày lễ trong năm), các nhân vật “người hùng”, các câu chuyện để củng cố các giá trị, chuẩn mực của nhà trường.

- Xóa bỏ các thói quen, phong tục lạc hậu làm cản trở đến hoạt động dạy học của nhà trường.

* Cách thức thực hiện

- Nâng cao hiệu quả giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn hóa cho CBQL, GV, NV và học sinh trong các hoạt động chính trị - xã hội, trong học tập, trong giảng dạy.

- Tổ chức các loại hình giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho CBQL, GV, NV, và học sinh trong hoạt động giảng dạy, hỗ trợ học tập, hoạt động văn hóa thể thao, du lịch, tham quan, hoạt động xã hội.

- Lập kế hoạch để xây dựng và duy trì các hoạt động truyền thống của nhà trường

- Tổ chức phân công tất cả các thành viên trong nhà trường cùng tham gia thực hiện để phát huy sức mạnh tập thể và lôi cuốn mọi người cùng giữ gìn các giá trị, chuẩn mực được hình thành qua nhiều thế hệ

- Ban giám hiệu chỉ đạo, giám sát các hoạt động truyền thống của nhà trường, đánh giá và rút kinh nghiệm khi tổ chức các hoạt động này.

- Kiểm tra, đánh giá tính nghiêm túc, phù hợp và có ý nghĩa đối với mọi thành viên đối với các vấn đề về nghi lễ, nghi thức và truyền thống nhà trường.

* Điều kiện thực hiện

- Phải có sự ủng hộ của Đảng ủy, Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong nhà trường

- Phải có sự phối hợp, giúp đỡ của chính quyền, các đoàn thể ở địa phương và của gia đình.

- Hiệu trưởng phải thể hiện rõ vai trò lãnh đạo, dẫn dắt, lôi cuốn các thành viên trong nhà trường trong việc giáo dục văn hóa truyền thống của dân tộc, của nhà trường và đấu tranh, loại trừ các biểu hiện phi văn hóa trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 59)