Tiểu kết chương

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27)

VHNT là những nhất trí cơ bản, niềm tin và các giá trị được chia sẻ tạo nên cái tôi và cách làm việc của nhà trường, cũng như định hướng cách cư xử giữa các thành viên của nhà trường với nhau và được phản ánh qua các hiện thực văn hóa như: biểu tượng, nghi thức, nghi lễ, các câu chuyện giai thoại, ngôn ngữ, trang phục,..

VHNT bao gồm ba cấp độ: Cấp độ những thừa nhận cơ bản là những quan niệm chung (niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có trong tiềm thức, mặc nhiên được công nhận trong trường học). Cấp độ giá trị văn hóa: là những giá trị, triết lý được tuyên bố trong các chiến lược, mục tiêu, kế hoạch của nhà trường. Cấp độ hiện thực văn hóa là cấp độ có thể cảm nhận được và là biểu hiện bề ngoài của văn hóa như kiến trúc, hành vi ứng xử, cấu trúc tổ chức, bài trí cơ quan. Tuy nhiên, có thể nhìn nhận VHNT theo hai cấp độ biểu hiện: cấp độ hữu hình và cấp độ vô hình. Cấp độ hữu hình bao gồm: Tầm nhìn, chính sách, mục đích, mục tiêu; khung cảnh, cách bài trí lớp học; logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng; đồng phục, các nghi thức, nghi lễ; các hoạt động văn hóa, học tập của nhà trường. Cấp độ vô hình bao gồm: Các giá trị, niềm tin, những thừa nhận; nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân; quyền lực và cách thức ảnh hưởng; thương hiệu.

VHNT được biểu hiện qua các thành tố và cũng được đánh giá theo các nội dung này, luận văn sẽ tiến hành khảo sát biểu hiện của VHNT bao gồm: Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị, niềm tin, chuẩn mực ứng xử, bầu không khí nhà trường, giá trị văn hóa truyền thống và môi trường sư phạm nhà trường..

Xây dựng VHNT là một quá trình lâu dài, kiên trì và được xây dựng theo nhiều mô hình khác nhau, có thể áp dụng mô hình xây dựng văn hóa tổ chức vào xây dựng VHNT gồm 11 bước do hai tác giả Julie Heifetz và Richard Hagberg đề xuất. Luận văn sẽ thực hiện khảo sát các hoạt động xây dựng VHNT ở trường THCS Phú Thịnh thông qua 11 bước do hai tác giả Julie Heifetz và Richard Hagberg đề xuất.

Xây dựng VHNT cần một người lãnh đạo có khả năng kiến tạo tổ chức, thiết lập các giá trị, chuẩn mực ứng xử và niềm tin cho đội ngũ cấp dưới. VHNT lành mạnh sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.

Chương 2

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27)