Xây dựng bầu không khí lành mạnh trong nhà trường * Mục tiêu của biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 61)

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ THỊNH

3.2.6. Xây dựng bầu không khí lành mạnh trong nhà trường * Mục tiêu của biện pháp

* Mục tiêu của biện pháp

Tạo dựng một bầu không khí lành mạnh, an toàn, thân thiện, hợp tác, chia sẻ, đoàn kết trong nội bộ nhà trường góp phần thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục của nhà trường. Đồng thời tạo các điều kiện, cơ hội để cho các cá nhân phát huy các năng lực, phẩm chất bản thân đóng góp vào sự phát triển chung của nhà trường.

* Nội dung của biện pháp

- Xây dựng một môi trường có kỷ luật và an toàn:

+ Duy trì việc xây dựng điều kiện vật chất tốt; khen thưởng học sinh có hành vi tốt đi đôi với phê bình và phạt học sinh có hành vi xấu.

+ Sử dụng thỏa thuận với học sinh để củng cố các hành vi mong đợi.

+ Niêm yết các chính sách về hành vi lên các bảng tin và thông báo định kì. công khai trên các hệ thống thông tin công cộng; giải quyết các mâu thuẫn và dàn xếp các bất đồng giữa đồng nghiệp.

+ Khuyến khích học sinh, cha mẹ học sinh và GV, NV tham dự vào việc lập kế hoạch cho các hoạt động an toàn của nhà trường.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương tác, phối hợp và thiết lập các mối quan hệ: Xây dựng các lớp với quy mô nhỏ; giảm tỷ lệ GV trên học sinh; giảng dạy học sinh theo nhóm và các hoạt động theo nhóm nhỏ. Tạo cơ hội cho học sinh được tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.

- Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả: Tổ chức kèm cặp cho học sinh yếu kém; tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho các GV, NV trong nhà trường. Khuyến khích các cá nhân học tập nâng cao trình độ, học sinh được cải thiện và nâng cao kết quả học tập.

- Xây dựng quy mô nhà trường hợp lý: Tạo cơ hội tương tác nhiều hơn giữa học sinh và GV; giữa GV - GV và giữa lãnh đạo nhà trường với các thành viên.

* Cách thực hiện

- Trang bị các điều kiện thiết yếu của việc dạy và học, trường học phải xanh, sạch, đẹp; phòng học đúng chuẩn; có phòng nghỉ cho GV; tổ chức điều kiện lao động khoa học làm cho mọi người vui vẻ, phấn khởi.

- Xây dựng bộ máy tổ chức có hiệu lực: xác định rõ ràng bằng văn bản vai trò, vị trí, chức năng, quyền hạn của từng cá nhân và bộ phận; xây dựng các mối quan hệ phối hợp và trực thuộc chặt chẽ và khoa học để sao cho bộ máy vận hành nhịp nhàng, ăn khớp như một thể thống nhất, không chồng chéo hoặc cản trở lẫn nhau.

- Thường xuyên quan tâm theo dõi sự phát triển của tập thể để duy trì nghiêm túc hoặc điều chỉnh hợp lý các mối quan hệ chính thức trong tập thể và xây dựng phương thức quản lý phù hợp với trình độ phát triển của tập thể.

- Thường xuyên theo dõi, đánh giá đúng tính chất các quan hệ không chính thức trong tập thể, kịp thời có những biện pháp tác động thích hợp nhằm giải quyết ngay những quan hệ tâm lý căng thẳng giữa các cá nhân hay các nhóm khác nhau.

- Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường một cách hợp lý, khoa học, thiết thực, đảm bảo theo kế hoạch năm học đưa ra.

- Tạo không khí thỏa mái, thân mật, phấn khởi của tập thể đoàn kết nhất trí. Xóa bỏ không khí căng thẳng, nặng nề, u ám của một tập thể lục đục, mâu thuẫn, mất đoàn kết.

- Hiệu trưởng phát hiện kịp thời những mâu thuẫn nảy sinh trong tập thể, bình tĩnh phân tích, đánh giá khách quan giải quyết thấu tình, đạt lý, không để các mâu thuẫn tồn tại lâu làm ảnh hướng đến tâm lý CBQL, GV, NV và học sinh trong trường.

- Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động của tập thể sư phạm, thu hút tập thể hội đồng sư phạm tham gia vào các quyết định quản lý.

- Tạo ra sự cảm thông của tập thể đối với những khó khăn, phức tạp của hiệu trưởng khi giải quyết những nhiệm vụ của tập thể, để họ hiến kế giải quyết những khó khăn khiến họ cảm thấy gần gũi với lãnh đạo.

- Đối xử công bằng, khách quan, công minh với mọi người.

- Duy trì pháp chế của tập thể, thực hiện đúng theo các quy định nhà trường đã đặt ra.

- Thường xuyên đánh giá những phẩm chất, năng lực của từng cá nhân một cách công bằng và hết sức thận trọng.

- Không ngừng hoàn thiện nhân cách và phong cách quản lý của người lãnh đạo để đạt được yêu cầu vừa là thủ trưởng vừa là thủ lĩnh của tập thể sư phạm.

* Điều kiện thực hiện

- Nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại đáp ứng và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động dạy và học.

- Nhà trường xây dựng được quy chế văn hóa trường học và hướng dẫn hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường theo các chuẩn mực và giá trị.

- Hiệu trưởng là người có năng lực, phẩm chất và có uy tín lớn trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w