Vai trò của lãnh đạo trong việc phát triển văn hóa nhà trường

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 25)

Theo tác giả Phạm Thành Nghị [21] mộtnhà trường xuất sắc cần có nền văn hóa lành mạnh và ý thức về mục tiêu rõ ràng. Điều đó xác định niềm tin chung vào bản thân mỗi thành viên. Phạm vi văn hóa và biểu tượng văn hóa rất quan trọng đối với công tác lãnh đạo. Người lãnh đạo được xem là người tạo dựng nền văn hóa luôn chú ý đến các chi tiết văn hóa quan trọng. Người lãnh đạo với ý đồ xây dựng nền văn hóa luôn ý thức về các chuẩn mực văn hóa và đưa chúng vào các mối tương tác, vào công việc hàng ngày.

Người lãnh đạo được xem như người làm việc miệt mài, tìm kiến, xác định, truyền bá những giá trị và niềm tin, những cải tạo cho trường học diện mạo của riêng mình. Việc đầu tiên mà người lãnh đạo phải làm là đưa ra những giá trị và niềm tin mới nếu chứng chưa có trong tổ chức. Để làm việc này, người lãnh đạo phải tạo cho tổ chức sức sống, khuyến khích nó thực hiện các mục tiêu và sứ mệnh đã được xác định. Xã hội hóa những thành viên mới trong nền văn hóa của tổ chức, truyền lại những giá trị này thông qua việc giữ gìn những truyền thống, tập tục tốt, giải thích nguồn gốc các giá trị, xây dựng và truyền đạt những biểu tượng, khen thưởng những ai có công khắc sâu nền văn hóa tốt đẹp của tổ chức.

Người lãnh đạo trong tổ chức phải đóng vai trò trung tâm trong việc đảm bảo các giá trị đã được thống nhất trở thành một bộ phần của tầm nhìn và là sợi dây ràng buộc toàn bộ tổ chức. Người lãnh đạo trước hết là người chịu trách nhiệm tạo ra tầm nhìn cho tổ chức của mình trên cơ sở những giá trị nhân văn và giáo dục cơ bản. Người lãnh đạo truyền bá tầm nhìn và các giá trị vào tổ chức thông qua các cấu trúc tổ chức và các quá trình xảy ra nhờ vào đó mọi người cảm nhận được tầm nhìn trong các hoạt động khác nhau của tổ chức.

Người học có thể tham gia tạo lập nền văn hóa, họ tập hợp nhau lại, đoàn kết xây dựng một nền văn hóa lành mạnh, buộc những người học vô tổ chức phải tuân theo những chuẩn mực của họ. GV cũng là nguồn gốc của vấn đề văn hóa lành mạnh hay yếu kém. Trong một số trường học, nền văn hóa không chính thức có thể tồn tại với những chuẩn mực lành mạnh, ép buộc các nhà giáo ứng xử theo cách họ cần phải làm. Khi nền văn hóa phi chính thức yếu kém này tồn tại, trường học khó có thể đạt chất lượng cao. Để thay đổi theo chiều hướng tích cực trường học cần một nền văn hóa mới. Người lãnh đạo là người có vai trò quan trọng nhất trong tạo dựng nền văn hóa lành mạnh.

Xây dựng nền văn hóa tổ chức đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường chú ý nhiều đến ý nghĩa của cuộc sống nhà trường. GV, phụ huynh và học sinh cần có câu trả lời về những vấn đề như: Nhà trường phấn đấu vì cái gì? Cái gì là quan trọng nhất? Chúng ta tin tưởng vào cái gì?.v.v.

Nhiệm vụ người lãnh đạo là tạo ra trật tự đạo đức giúp gắn kết mọi người xung quanh những ý nghĩa đã được tạo ra. Làm thấm vào tổ chức những giá trị đằng sau những yêu cầu kỹ thuật là nhiệm vụ của người lãnh đạo. Khi nào mọi người gắn chặt với tổ chức hoặc cách thức mà tổ chức làm việc như những con người hơn là những nhà kỹ thuật thì kết quả sẽ rất đáng khích lệ. Từ chỗ mọi người cam kết làm việc, tổ chức trở thành nguồn gốc giá trị giúp thỏa mãn những nhu cầu cá nhân. Người lãnh đạo lúc này trở thành chuyên gia tăng cường và bảo vệ giá trị của tổ chức.

Cũng như mọi công việc mà nhà quản lý làm xây dựng nền văn hóa của tổ chức cũng phải được bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch. Chính trong quá trình này các giá trị mới bắt đầu được đưa vào tổ chức. Người lãnh đạo có thể đưa ra các kế hoạch thấm nhuần tiêu chí nêu trên vào những công việc cụ thể, từ việc thấm nhuần của bản thân về những giá trị văn hóa đến việc thuyết phục người khác và đưa vào thực hiện trong hoạt động của tổ chức. Có thể nói rằng văn hóa là cái gốc để xây dựng các mục tiêu xã hội của tổ chức, cũng như nền văn hóa chất lượng đảm bảo xây dựng các mục tiêu chất lượng cao trong cung cấp dịch vụ xã hội của trường học.

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 25)