Xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa nhà trường * Mục tiêu của biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 55)

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ THỊNH

3.2.2. Xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa nhà trường * Mục tiêu của biện pháp

* Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng được kế hoạch giúp nhà trường xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp xây dựng VHNT có tính khả thi và tính hiệu quả cao nhằm định hướng các hoạt động VHNT.

* Nội dung của biện pháp

Kế hoạch xây dựng VHNT cần phải thực hiện các nội dung chính sau :

- Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hướng đến phát triển VHNT trong tương lại. Xác định yếu tố nào có ảnh hưởng làm thay đổi đến phát triển VHNT.

- Đánh giá và phân tích VHNT đang tồn tại nhằm một mặt tìm ra các mặt tích cực để duy trì và phát triển, và mặt khác tìm ra các mặt tiêu cực để dịch chuyển hay thay đổi và bổ sung những mặt tích cực mới

- Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và xác định các giá trị cốt lõi cho biết bức tranh lý tưởng trong tương lai mà nhà trường sẽ vươn tới.

- Tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để thu hẹp khoảng cách của những giá trị văn hóa hiện có và văn hóa tương lai của nhà trường.

- Soạn thảo kế hoạch, phương án hành động cụ thể, chi tiết tới từng việc, từng người, phù hợp với các điều kiện thời gian và nguồn lực khác để có thể thực thi kế hoạch phát triển VHNT.

- Phổ biến nhu cầu thay đổi, viễn cảnh tương lai, chia sẻ, động viên tinh thần, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, GV, NV trong nhà trường cùng nỗ lực tham gia xây dựng, phát triển VHNT.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động xây dựng, phát triển VHNT để đưa ra các biện pháp khuyến khích, điều chỉnh kịp thời.

* Cách thực hiện

- Hiệu trưởng nghiên cứu kỹ kế hoạch, nhiệm vụ mà cấp trên (ngành dọc và địa phương) đề ra cho trường; tình hình đặc điểm trường học trong những năm qua.

- Hiệu trưởng nghiên cứu tình hình địa phương, điều kiện kinh tế - xã hội, nhận thức của nhân dân, đường lối chủ trương chính sách của địa phương.

- Phân tích, đánh giá thực trạng nhà trường (điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực), phân tích môi trường xã hội và các dự báo về chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

- Xây dựng dự thảo kế hoạch: phác thảo những nét chính của kế hoạch như đánh giá tình hình, xác định những nhiệm vụ chủ yếu, các mục tiêu, xác định các

điều kiện cần thiết (nhân lực, vật lực, tài lực), xây dựng các phương án tối ưu để thực hiện kế hoạch.

- Trình bày dự thảo kế hoạch xin ý kiến đóng góp, từ đó điều chỉnh và hoàn thiện bản kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch chính thức, hiệu trưởng thông qua kế hoạch tại các cuộc họp, hội nghị của nhà trường đến tất cả mọi người (CBQL, GV, NV, cha mẹ học sinh, đại diện các ban ngành địa phương), tạo sự nhất trí cao khi thực hiện kế hoạch.

- Hướng dẫn các bộ phận, các cá nhân xây dựng kế hoạch của mình trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường.

- Kết hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và cộng đồng, phát động các phong trào thi đua, khuyến khích các bộ phận, cá nhân thực hiện hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

- Tích cực tham mưu với các ban ngành, cấp lãnh đạo (giáo dục và chính quyền địa phương), thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tạo các điều kiện cần thiết về kinh phí, cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực cho việc thực hiện kế hoạch có hiệu quả.

* Điều kiện thực hiện

- Thành lập bộ phận chuyên trách xây dựng VHNT do Hiệu trưởng đứng đầu, chủ trì.

- Hiệu trưởng phải có tư duy logic, phải có khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp và khái quát vấn đề; thấy được mối liên hệ nhân quả sâu sắc, thiết lập mục tiêu, phân bổ các nguồn lực đảm bảo kế hoạch thành công.

- Phải tập hợp được tất cả các thành viên trong nhà trường tham gia xây dựng và phát triển VHNT.

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w