(6): Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng NoPTNT huyện Gia Viễn Tỉnh Ninh Bình (Trang 35)

- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: Là loại cho vay mà người vay có thể hoàn trả bất cứ lúc nào khi có thu nhập, Ngân hàng không ấn định thời hạn nào; thường

(6): Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng.

Việc cấp tín dụng kiểu này giúp Ngân hàng chia sẻ bớt rủi ro cho nhà cung cấp khi hợp đồng ký với nhà cung cấp có những điều kiện ràng buộc thì khi người tiêu dùng không thanh toán cho ngân hàng, ngân hàng có quyền truy đòi nhà cung cấp về các khoản nợ trên. Có hợp đồng ràng buộc thì nhà cung cấp cũng phải cân nhắc trước quyết định có bán chịu hàng hóa cho người tiêu dùng hay không. Điều này gián tiếp giúp ngân hàng thẩm định khách hàng của mình.

Bên cạnh, những điều kiện thuận lợi trên thì cũng có một số khó khăn khi triển khai như là ngân hàng không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng đã được nhà cung cấp bán chịu hàng hóa nên không thể nắm được thông tin của khách hàng mà ngân hàng tài trợ. Ngân hàng có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng nhà cung cấp chỉ muốn bán hàng hóa mà không xem xét kỹ lưỡng về khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Do những hạn chế trên nên nhiều ngân hàng không muốn cho vay tiêu dùng gián tiếp còn nếu tham gia thì ngân hàng thương mại đều có những cơ chế kiểm soát tín dụng rất chặt chẽ để tối thiểu hóa rủi ro có thể xảy ra.

Dù khoản cho vay tiêu dùng dưới hình thức nào, mục đích và phương thức hoàn trả nào…thì ngân hàng cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị của tài sản mà họ có nhu cầu tiêu dùng, phần trả trước này thường là 40-60% giá trị tài sản đó. Tỷ trọng này do ngân hàng quy định phù hợp và phụ thuộc với từng khách hàng, từng loại hàng hóa, dịch vụ, từng thời kỳ kinh tế….và chỉ cho vay đối với một số hàng hóa nhất định. Việc yêu cầu phải trả trước một phần giá trị đó làm cho khách hàng có trách nhiệm hơn với tài sản do đó họ sẽ có ý thức hơn trong việc sử dụng tài sản mà họ đã mua. Đồng thời, cũng góp phần giảm bớt rủi ro cho ngân hàng nhất là hạn chế được mức độ tổn thất khi mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng, nagan hàng buộc phải thanh lý tài sản để thu hồi nợ.

1.2.3.4. Căn cứ theo tài sản bảo đảm

trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Ngân hàng thường áp dụng loại hình này vào các khoản vay có giá trị lớn như cho vay mua nhà, mua ô tô….

Tài sản đảm bảo làm tăng tính an toàn cho các khoản vay thúc đẩy việc trả nợ của khách hàng cho ngân hàng. Trong trường hợp rủi ro xảy ra thì tài sản đảm bảo cũng giảm bớt một phần tổn thất cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc định giá tài sản là tương đối khó, chúng có thể thay đổi theo thời gian và việc quản lý tài sản bảo đảm cũng làm tăng chi phí đáng kể cho ngân hàng.

* Cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà chỉ dựa vào uy tín của khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực, có khả năng tài chính mạnh ngân hàng có thể cho vay dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung. Thông thường thì các ngân hàng chỉ cấp những khoản cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo cho các cán bộ công nhân viên có thu nhập ổn định, các khách hàng truyền thống có giao dịch tại ngân hàng…., thực chất cũng là hình thức thế chấp bằng lương…và ngân hàng có thể kiểm soát thu nhập hàng tháng của khách hàng được cơ quan trả qua tài khoản ngân hàng.

1.2.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng mang lại nguồn thu cho ngân hàng thương mại, đồng thời cũng tạo điều kiện cho người dân được hưởng mức sống cao hơn. Thông qua đó gián tiếp kích thích sản xuất phát triển. Do đó, việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng thể hiện cụ thể ở vai trò của nó đối với ngân hàng thương mại, người tiêu dùng và đối với nền kinh tế xã hội.

1.2.4.1. Đối với ngân hàng thương mại

Trước thực trạng cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đòi hỏi ngân hàng thương mại phải khai thác triệt để đảm bảo khả năng đáp ứng và trên cơ sở đó thỏa mãn một cách tốt nhất các nhu cầu về tín dụng của nền kinh tế. Với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường tín dụng truyền thống việc phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng thì việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng đa dạng

hóa hình thức cho vay, đối tượng vay; qua đó nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn vay, chất lượng tín dụng cũng như phân tán rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Không chỉ mang về lợi nhuận lớn cho các ngân hàng thương mại mà các khoản vay tiêu dùng góp phần cơ cấu lại các khoản tín dụng của chính ngân hàng. Mặt khác, việc cung cấp các khoản vay tiêu dùng của một ngân hàng cũng tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển quan hệ với khách hàng từ đó làm tăng khả năng huy động vốn đặc biệt là huy động vốn từ dân cư phát triển. Đồng thời, cũng tạo điều kiện để ngân hàng có thêm những khoản vay mới phục vụ cho nhà sản xuất. Khi đó sản xuất phát triển lại cung cấp ra thị trường những sản phẩm mới làm nảy sinh nhu cầu tiêu dùng….Quá trình này lặp đi lặp lại không ngừng tạo thành một vòng xoáy tuần hoàn kích thích thị trường tín dụng ngày càng phát triển.

1.2.4.2. Đối với khách hàng

Nhu cầu luôn mang tính tự nhiên, thiết yếu và thời điểm; nó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống đối với các cá nhân và hộ gia đình. Thu nhập, và của cải được tích lũy theo thời gian nên khả năng tài chính bị giới hạn. Do đó, cho vay tiêu dùng đã giúp họ giải quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán hiện tại của khách hàng. Cho vay tiêu dùng đã góp phần cải thiện mức sống của người tiêu dùng khi họ chưa có đủ khả năng thanh toán ở thời điểm hiện tại mà chỉ phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định.

Mặt khác, khi nhu cầu hci tiêu được đáp ứng sẽ giúp cho người lao động được thỏa mãn, tái tạo sức lao động, kích thích người lao động làm việc tích cực, sáng tạo, năng suất cao để trả nợ càng sớm càng tốt, vì tài sản trong hoạt động cho vay tiêu dùng thường là tài sản đảm bảo. Điều này cũng thúc đẩy việc tăng thu nhập của chính người tiêu dùng trong tương lai. Ngày nay càng nhiều cá nhân và hộ gia đình sử dụng sản phẩm vay tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và nâng cao mức sống. Sự phát triển của cho vay tiêu dùng cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ càng có nhiều cơ hội để thỏa mãn những nhu cầu của mình. Vì vây,. Cho vay tiêu dùng trở thành xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân.

1.2.2.3. Đối với người sản xuất

Mục tiêu của tất cả các nhà sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận, do đó họ đều mong muốn tiêu thụ được càng nhiều hàng hóa càng tốt. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào khách hàng cũng có tiền để thanh toán ngay mà có thể trong một thời gian có thể vài ngày vài tháng sau họ mới tích lũy đủ. Đứng trước mục tiêu lợi nhuận, phát triển cho vay tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ sản xuất cùng loại hàng hóa trên thị trường, các nhà sản xuất sẵn sàng bán hàng hóa trả góp hay có thể bán chịu trong một thời gian. Và để có tiền quay vòng, nhà sản xuất cần sự hỗ trợ của ngân hàng thông qua việc mua lại các khoản nợ đó.

Như vậy, các khoản cho vay tiêu dùng không tác động trực tiếp tới các nhà sản xuất mà chủ yếu tác động đến họ thông qua việc tiêu dùng hàng hóa của cá nhân, hộ gia đình. Việc gia tăng tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ làm tăng nhu cầu về sản phẩm dịch vụ; từ đó làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, có cơ hội tích lũy để tái, mở rộng sản xuất và đem lại lợi nhuận cao hơn cho họ.

Hiện nay, các ngân hàng và các doanh nghiệp, nhà sản xuất có xu hướng liên kết lại với nhau trong hoạt động kinh doanh tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thêm cơ hội mua sắm, tiêu dùng ở mức lợi ích cao hơn mà hiện tại họ có thể đạt được.

1.2.4.4. Đối với sự phát triển kinh tế -xã hội

Cho vay tiêu dùng đã góp phần giải quyết được mối liên hoàn khép kín trong nền kinh tế đó là sản xuất và tiêu dùng. Việc ngân hàng cho vay tiêu dùng cũng kích thích tiêu dùng trong xã hội tạo ra nhiều yếu tố kích thích sản xuất phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nó được thể hiện qua một số khía cạnh:

Một là: Bằng cách hỗ trợ người tiêu dùng chi tiêu hiện tại nhưng chi trả trong tương lai, CVTD đã “kích cầu”, làm gia tăng nhu cầu về hàng hoá dịch vụ trong dân cư. Đồng thời, với sản phẩm CVTD, chất lượng cuộc sống của dân cư cũng được cải thiện và dần nâng cao.

Hai là: CVTD phát triển làm nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng lên, các nhà sản xuất sẽ mở rộng phát triển tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chủng

loại. Từ đó, góp phấn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, làm tăng thu nhập cho người dân, tiết kiệm của cá nhân tăng mở rộng cơ hội huy động vốn và phát triển dịch vụ của các tổ chức tín dụng.

Ba là: Thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng, câc ngân hàng thương mại đã góp phần kích cầu trong nền kinh tế, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Và đã góp phần hỗ trợ Nhà nước trong việc đạt được các mục tiêu an sinh xã hội, xóa đối giảm nghèo, cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân.

1.3. Phát triển cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại

1.3.1. Khái niệm phát triển cho vay tiêu dùng

Trước sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các ngân hàng phải hoàn thiện và đa dạng hóa các sản phẩm của mình. Với triển vọng lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng mang lại là khá cao, do đó dù phải đối mặt với khá nhiều rủi ro nhưng hiện nay các ngân hàng trên toàn thế giới đều hướng sự quan tâm vào hoạt động này. Nó được coi như chiến lược kinh doanh của các ngân hàng trong thời gian tới.

Vì vậy, phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng là tất yếu. Phát triển cho vay tiêu dùng chính là việc ngân hàng thực hiện tăng quy mô, tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong cơ cấu cho vay, đồng thời nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng NoPTNT huyện Gia Viễn Tỉnh Ninh Bình (Trang 35)

w