- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: Là loại cho vay mà người vay có thể hoàn trả bất cứ lúc nào khi có thu nhập, Ngân hàng không ấn định thời hạn nào; thường
1.2.3.1.Căn cứ theo thời hạn vay
Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian, cho vay tiêu dùng được phân thành:
* Cho vay tiêu dùng ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống
Hình thức cho vay tiêu dùng ngắn hạn chủ yếu là cho vay thấu chi và cho vay cán bộ công nhân viên, họ cần tiền để bù đắp nhu cầu chi tiêu thiếu hụt tạm thời và sẽ hoàn trả trong thời gian ngắn.
* Cho vay tiêu dùng trung hạn: từ trên 1 năm đến 5 năm
mua phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chóng hao mòn, cho vay hỗ trợ du học và lao động xuất khẩu.
* Cho vay tiêu dùng dài hạn: có thời hạn cho vay trên 5 năm
Cho vay tiêu dùng dài hạn để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như tài trợ cho công trình xây dựng như nhà ở, cho vay mua đất làm nhà. Hình thức này thực tế còn rất ít vì thời gian vay dài nên rủi ro cho ngân hàng cao.
Thông thường tỷ trọng cho vay tiêu dùng ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại thường cao hơn cho vay tiêu dùng trung và dài hạn. Cho vay tiêu dùng trung và dài hạn thường có tỷ trọng thấp hơn do rủi ro cao hơn, nguồn vốn đắt và khan hiếm hơn. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng khó kiểm soát đến tỷ lệ này như kỳ hạn và tính ổn định của nguồn vốn, khả năng quản lý thanh khoản của ngân hàng, khả năng dự báo và dự phòng rủi ro trong trung và dài hạn..
1.2.3.2 . Căn cứ theo phương pháp hoàn trả
* Cho vay tiêu dùng trả góp: là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng nhiều lần theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. CVTD trả góp thường được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn như mua ô tô, mua nhà…. Ngân hàng thường sử dụng lãi suất cố định cho hình thức vay này. Khi xác định các điều khoản liên quan đến việc thanh toán nợ của khách hàng, ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề sau:
+ Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp với khả năng về thu nhập, trong mối quan hệ hài hòa với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng.
+ Kỳ hạn trả nợ thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng (thường theo tháng). Vì nguồn trả nợ chính của người vay tiêu dùng thường là lương.
+ Thời hạn tài trợ không nên quá dài. Thời hạn tài trợ bị giới hạn bởi thời gian hoạt động của tài sản tài trợ. Khi thời hạn tài trợ quá dài dễ làm giá trị tài sản bị tài trợ bị giảm mạnh làm thiện chí trả nợ của người đi vay cũng như việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.
* Cho vay tiêu dùng phi trả góp: là khoản cho vay mà khách hàng chỉ thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn. Các khoản cho vay tiêu dùng đối với hình
thức này chỉ được cấp cho các món vay có giá trị nhỏ và thời hạn không dài. Phần lớn các khoản vay này được dùng để chi trả tiền viện phí, mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà cửa…
* Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là việc ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nào đó, cho phép khách hàng có thể sử dụng thẻ tín dụng phát hành các loại séc hoặc thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai của mình.
Là loại tín dụng mà người vay có thể hoàn trả bất cứ lúc nào khi có thu nhập, Ngân hàng không ấn định thời hạn nào; thường áp dụng cho vay thấu chi.
1.2.3.3. Căn cứ theo nguồn gốc của khoản nợ
* Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là hình thức trong đó ngân hàng trực tiếp làm việc với khách hàng của mình, việc thu nợ cũng được ngân hàng trực tiếp thực hiện.
(3) (3)
(5) (1) (2) (4)
Hình 1.1. Quy trình cho vay tiêu dùng trực tiếp
(1): Ngân hàng và Người tiêu dùng ký hợp đồng vay.
(2): Người tiêu dùng trả trước một số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ. (3): Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán lẻ. (4): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.
(5): Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng.
Với hình thức này, ngân hàng có thể trực tiếp tiếp xúc với khách hàng của mình, khai thác được các thông tin chính xác và cụ thể hơn từ khách hàng như mức thu nhập, mục đích vay, nhu cầu vay…cũng như khả năng thanh toán nợ của khách hàng. Từ đó ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc ra quyết định cho vay và xử lý tốt hơn các vấn đề phát sinh trong quan hệ tín dụng. Mặt khác, khi trao đổi trực tiếp giữa