Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng NoPTNT huyện Gia Viễn Tỉnh Ninh Bình (Trang 90)

- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: Là loại cho vay mà người vay có thể hoàn trả bất cứ lúc nào khi có thu nhập, Ngân hàng không ấn định thời hạn nào; thường

 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích vay

2.3.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

- Nguồn vốn huy động để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh còn khó khăn: do sự biến động về giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền; do sự cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng thương mại, và tổ chức tín dụng và khách hàng cũng có nhiều lựa chọn nơi mình gửi tiền. Điều đó đã chia sẻ thị trường huy động vốn trên địa bàn. Bên cạnh đó, các hình thức huy động vốn còn đơn điệu, chưa có nhiều cách thức độc đáo riêng biệt phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Mặt khác, do cơ cấu nguồn vốn huy động chưa hợp lý, nguồn vốn huy động được phần lớn là vốn ngắn hạn nên tính ổn định thấp chưa phù hợp với kỳ hạn sử dụng vốn của ngân hàng, đôi khi phải sử dụng vốn ngắn hạn để tài trợ cho các nhu cầu dài hạn. Như vậy sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn trong khả năng thanh khoản của ngân hàng.

- Do quy trình tín dụng của chi nhánh tuân theo quy trình chung của toàn hệ thống nên còn chưa đơn giản và nhiều thủ tục: Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng thường đến ngân hàng gặp trực tiếp cán bộ tín dụng, thực hiện các thủ tục vay vốn theo đúng trình tự mà ngân hàng quy định; thời gian xử lý các khoản vay lâu. Điều

này mất rất nhiều thời gian cho khách hàng để có thể hoàn thiện hồ sơ theo đúng yêu cầu của ngân hàng. Vì vậy, nếu quy trình, thủ tục cho vay đơn giản hơn, thông thoáng hơn, đỡ mất thời gian hơn thì khách hàng sẽ tìm đến và sử dụng các sản phẩm tín dụng tiêu dùng của ngân hàng hơn.

- Số lượng sản phẩm CVTD chưa phong phú, hình thức CVTD chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng: Chi nhánh mới chỉ tập trung vào một số nhóm sản phẩm truyền thống như: cho vay mua đất, mua nhà, sửa chữa nhà; cho vay mua ô tô, xe máy; cho vay cán bộ công nhân viên. Còn một số loại hình như cho vay du lịch, cho vay du học, cho vay nhu cầu cưới hỏi, y tế... chưa được triển khai thực hiện tại Chi nhánh; hình thức chủ yếu là CVTD trực tiếp mà chưa chú trọng đến CVTD gián tiếp trong khi thực tế có rất nhiều khách hàng có nhu cầu mua sắm hàng hóa dịch vụ nhằm mục đích tiêu dùng nhưng họ không có quan hệ tín dụng với ngân hàng, không có thông tin về hoạt động CVTD, hoặc không có thời gian đến ngân hàng... Do đó, Ngân hàng chưa tận dụng được triệt để tiềm năng của thị trường tín dụng tiêu dùng cũng như khai thác hiệu quả tiềm lực của ngân hàng.

- Do trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng chưa cao: Ngân hàng chưa bắt kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập trong kỹ năng của cán bộ tín dụng, không phải cán bộ ngân hàng nào cũng có khả năng tổng hợp, phân tích các thông tin khách hàng một cách khoa học và chính xác. Nhiều cán bộ được đào tạo không chuyên về lĩnh vực này nên có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, để phát triển mạnh mẽ hơn nữa tín dụng cho vay tiêu dùng thì ngân hàng cần có kế hoạch đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ tín dụng về lĩnh vực này.

- Công nghệ ngân hàng hiện đại hỗ trợ hoạt động tín dụng tiêu dùng còn hạn chế: Toàn hệ thống Agribank đã được trang bị hệ thống IPCAS, tuy nhiên việc ứng dụng các công nghệ vào trong quá trình tác nghiệp của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Các công nghệ hỗ trợ cho hoạt động tín dụng tiêu dùng còn chưa đồng bộ. Hiện trạng này, làm hạn chế khả năng của ngân hàng trong việc thu thập thông

tin khách hàng, lưu trữ, quản lý khách hàng, thiếu thông tin về tình hình tài chính của họ làm cho quá trình thẩm định xét duyệt cho vay của ngân hàng kéo dài, mất thời gian cũng như tiền bạc, một phần làm giảm tính hấp dẫn của ngân hàng với người tiêu dùng.

- Hoạt động marketting ngân hàng chưa hiệu quả: Hiện nay, chi nhánh NHNo&PTNT Gia Viễn chưa có bộ phận chuyên trách quản trị marketing; hoạt động marketing còn mang tính nghiệp dư, không có chiến lược cụ thể thống nhất, cán bộ còn kiêm nhiệm và không có tính chuyên nghiệp. Các hoạt động tiếp thị, quảng cáo còn yếu, thiếu chuyên nghiệp; các hoạt động quảng cáo thông qua tờ rơi, các chiến dịch quảng cáo.. hầu như chưa được khai thác. Điều này làm hạn chế sự mở rộng về quy mô khách hàng của ngân hàng.

 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Môi trường kinh tế chưa thực sự ổn định

Sự phát triển không ổn định của nền kinh tế đã gây ra những biến động lớn về lạm phát, biến động lãi suất, giá cả (giá vàng và USD diễn biến bất thường, thị trường bất động sản nằm ngoài tầm quản lý dẫn đến hiện tượng đầu cơ, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao...). Những yếu tố này đã làm cho thu nhập của một bộ phận dân cư giảm xuống và cầu tiêu dùng theo đó cũng giảm theo.

Thứ hai: Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện

Hoạt động cho vay tiêu dùng mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam và chỉ thực sự phát triển trong những năm đầu thế kỷ 21. Hiện nay vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật mang tính thống nhất cụ thể hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ này. Việc phát triển hoạt động CVTD của chi nhánh trong những năm qua cũng bị hạn chế bởi tác động của chính sách tiền tệ như việc áp dụng trần lãi suất, tăng dự trữ bắt buộc...

Thứ ba: Môi trường văn hóa, xã hội

đến việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Gia Viễn là một huyện vùng quê chiêm trũng đang trên đà phát triển nên tâm lý của người dân nơi đây vẫn mang đậm bản chất quê hương người Bắc. Họ có xu hướng tiết kiệm hơn là chi tiêu nhiều hơn, họ không nghĩ tới việc vay ngân hàng để hưởng thụ cuộc sống trước khi có đủ tích lũy tài chính. Vì vậy, khi có nhu cầu vay tiền thì họ thường nghĩ đến những người thân trong gia đình, bạn bè, làng xóm. Những người có trình độ dân trí cao họ thường đòi hỏi chất lượng dịch vụ cũng phải cao. Họ muốn đơn giản hóa những thủ tục nhưng không muốn cung cấp nhiều thông tin cho cán bộ tín dụng. Điều này đã gây khó khăn trong quá trình thẩm định.

Thông tin từ cuộc tọa đàm với người dân được phỏng vấn, có tới trên 50% người dân vẫn có tâm lý e ngại khi được hỏi vay ngân hàng:

“... Khi muốn thỏa mãn nhu cầu của mình nhưng chưa tiết kiệm đủ; tôi thường đi vay bạn bè, người thân hơn là tìm đến ngân hàng....”

Vì vậy, để phát triển cho vay tiêu dùng hiệu quả; trước hết phải tác động tới tâm lý, thói quen tiêu dùng của người dân, thuyết phục họ bằng cách đem lại cho họ nhiều lợi ích từ việc sử dụng sản phẩm vay tiêu dùng.

Thứ tư: Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn.

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại đều có định hướng chú trọng phát triển khoản mục cho vay tiêu dùng như biện pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhằm bù đắp phần nào khoảng trống do việc cho vay doanh nghiệp bị chậm lại; xem đây là một thị trường tiềm năng. Các NHTMCP, các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn hoạt động CVTD phát triển mạnh và được chú trọng, quan tâm hơn như ngân hàng công thương, các quỹ tín dụng...đều có danh mục sản phẩm CVTD đa dạng. Điều này tạo thêm áp lực cạnh tranh cho chi nhánh NHNo&PTNT khi tham gia vào hoạt động CVTD. Từ đó, làm việc phát triển CVTD sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thứ năm, do khách hàng khó chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ của bản thân.

gặp phải khi cấp tín dụng tiêu dùng cho khách hàng. Đối với đối tượng vay là cán bộ công nhân viên hưởng lương thì việc xác định thu nhập từ lương tương đối dễ dàng thông qua quyết định nâng bậc lương hoặc bảng lương từ các cơ quan quản lý. Tuy nhiên thông thường ngoài lương khách hàng còn có những thu nhập khác rất khó có thể xác định chính xác. Đối với khách hàng vay không phải là CBCNV thì thu nhập chủ yếu do bản thân họ chứng minh và cán bộ tín dụng thẩm định thì việc chứng minh thu nhập của họ là rất khó khăn. Nếu họ không biết lựa chọn các bằng chứng thuyết phục đem đến Ngân hàng thì nhu cầu vay của họ sẽ không được đáp ứng. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng mở rộng phát triển cho vay tiêu dùng đối với nhóm khách hàng này, làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng và hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng.

Tất cả những hạn chế cũng như những nguyên nhân chủ yếu trên đã hạn chế việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Vì vậy, chi nhánh cần có những định hướng kinh doanh cụ thể kết hợp với sự hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện nâng cao mức sống cho người dân và tăng thu nhập cho ngân hàng. Từ đó có những giải pháp hữu hiệu phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, đưa lĩnh vực này trở thành một trong những hoạt động cho vay cơ bản của chi nhánh.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng NoPTNT huyện Gia Viễn Tỉnh Ninh Bình (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w