5. Những đóng góp mới của luận án
2.3.4. Nội dung 4
* Các thực nghiệm thực hiện.
Thực nghiệm 1: Tại vườn của gia đình ông Đặng Văn Tình, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thực nghiệm 2: Tại vườn của gia đình bà Nguyễn Thị Huệ, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Thực nghiệm 3: Tại vườn của gia đình ông Lê Bá Thông, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
* Phương pháp thực hiện thực nghiệm
Mỗi điểm thực hiện gồm thực nghiệm và đối chứng. Nhắc lại 3 lần theo điểm thực hiện thực nghiệm tại vùng trồng hoa ở Thừa Thiên Huế. Theo dõi 30 cây/thực nghiệm (đối chứng).
* Quy mô: 1000 cây (500 cây thực hiện thực nghiệm và 500 thực hiện đối chứng. Trong mỗi thực nghiệm (đối chứng) có 250 cây là giống hoa màu đỏ cánh kép và 250 cây là giống hoa màu trắng cánh đơn). Diện tích thực hiện 100 m2 (50 m2/thực nghiệm và 50 m2/đối chứng).
* Điều kiện thực hiện
Cây giống: cây có 6 - 10 lá/cây, nhiều rễ, chiều cao 4 - 8 cm, cây khỏe cứng cáp, được sử dụng để trồng ở thực nghiệm và đối chứng.
Chậu trồng: chậu nhựa có kích thước: đường kính miệng x đường kính đáy x chiều cao (16 cm x 12 cm x 12 cm).
Nguyên vật liệu được sử dụng cho các thực nghiệm là như nhau.
* Các biện pháp kỹ thuật áp dụng
Thực nghiệm: áp dụng kỹ thuật trồng hoa chuông thương phẩm đã nghiên cứu đề xuất: Giá thể trồng là hỗn hợp gồm: đất phù sa, cát, phân chuồng, trấu hun (1:1:1:1) [6]. Phân bón lá Đầu trâu 005, bấm ngọn sau trồng 50 ngày. Vườn lưới trồng hoa chuông có mái che mưa hoàn toàn và lưới đen giảm 50% cường độ ánh sáng (có thể chủ động trải và kéo lưới theo điều kiện thời tiết).
Đối chứng: áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc theo kinh nghiệm của nông dân: Giá thể trồng là đất phù sa, phân bón NPK Phú Mỹ dạng viên (25:9:9), liều lượng bón 0,5 kg/100 chậu cây, 15 ngày/lần bón trực tiếp vào đất. Trồng trong điều kiện không có mái che nắng và che mưa.
* Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2014 - 3/2015.