Những nghiên cứu về kỹ thuật vườn ươm và vườn sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 51)

5. Những đóng góp mới của luận án

1.4.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật vườn ươm và vườn sản xuất

Satter và Wetherell (1968) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quang hợp với ánh sáng màu đỏ (bước sóng 600 - 700 nm) và tia hồng ngoại (700 - 780 nm) của cây hoa chuông. Cây hoa chuông được bổ sung ánh sáng màu đỏ và tia hồng ngoại trong thời gian 17 ngày (8 tiếng buổi tối). Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng khi cây hoa chuông được bổ sung ánh sáng đỏ có chiều cao cây cao hơn cây đối chứng 134%, và khi cây được bổ sung ánh sáng hồng ngoại thì chiều cao cây cao hơn cây đối chứng 238%. Khi phối hợp ánh sáng đỏ và ánh sáng hồng ngoại để bổ sung ánh sáng cho cây thì hàm lượng diệp lục trên một đơn vị diện tích lá cao hơn so với đối chứng [103].

Grimstad (1987) đã thực hiện nghiên cứu về tác dụng của bức xạ được bổ sung với nhiều nguồn sáng khác nhau lên sự sinh trưởng và sự ra hoa của cây hoa

chuông. Các nguồn ánh sáng được so sánh ở ba cấp độ bức xạ (10; 14 và 18W/m2

trong phạm vi bước sóng 400 - 1000 nm). Tốc độ tăng trưởng và phát triển của cây hoa chuông chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi cả hai yếu tố là nguồn ánh sáng và mức độ bức xạ. Nguồn sáng có bước sóng lớn và cường độ chiếu sáng lớn đem lại tốc độ phát triển, hàm lượng chất khô, đường kính tán lớn nhất [49].

Borochov và Shahar (1989) đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng Mefluidide and Paclobutrazol đến sinh trưởng, ra hoa và khả năng chịu lạnh của cây hoa chuông. Nghiên cứu chỉ ra rằng với lượng tưới Mefluidide 0.1 mg vào gốc cây vẫn phát triển bình thường, nhưng khi tăng lên 1 mg cây có thể bị chết và làm giảm khối lượng tươi (29 g/cây) và trọng lượng khô (2,7 g/cây) so với khối lượng tươi (56,6 g/cây) và trọng lượng khô (4,9 g/cây) khi không tưới Mefluidide. Sử dụng chất Paclobutrazol tưới gốc kích thích ra hoa với nồng độ 0,5; 1 mg làm giảm kích thước tán, tăng kích thước nụ và giảm tỷ lệ tổn thương lạnh ở nhiệt độ 2oC trong thời gian 15 giờ so với không tưới Paclobutrazol [33].

Theo nghiên cứu của Borochov và Shahar năm 1989, hoa chuông là loại cây

nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Nhiệt độ thấp ở mức 10 - 120C thì cây hoa chuông có

thể chịu được nhưng sẽ ngừng sinh trưởng và các bộ phận như lá, hoa có thể bị tổn thương [33].

Huiying và Qingying (2003) nghiên cứu quá trình giâm sống lá cây hoa chuông. Nhóm tác giả đã cắt sống lá cây hoa chuông làm 2 đến 3 đoạn và giâm. Kết quả có thể mọc được 2 đến 3 cây/mẫu giâm. Đây là một cách mới để nhân giống cây hoa chuông, tuy nhiên tỷ lệ cây sống không cao [56].

Silva và cs (2003) chỉ ra rằng cây hoa chuông in vitro được ươm trên nền giá thể gồm khoáng vermiculite và cát trong điều kiện nhiệt độ 26 ± 1ºC và được chiếu sáng với cường độ ánh sáng là 35 mol/m2.s trong thời gian 16 giờ/ngày, trong 60 ngày cho kết quả tốt nhất về số chồi, trọng lượng khô, và số hoa [108].

Martín và cs (2003) đã nghiên cứu ảnh hưởng của axit salicylic (C6H4(OH)COOH) tới chất lượng và biểu hiện ra hoa của cây hoa chuông in vitro. Kết quả nghiên cứu cho thấy với axit salicylic tại nồng độ 10-8M phun vào cây hoa chuông in vitro ở giai đoạn vườn ươm thì cây hoa chuông tăng diện tích lá 49% và số lượng hoa tăng lên trung bình 3 hoa/cây so với đối chứng [78].

Salvador và Minami (2008) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của các loại giá thể trồng cây khác nhau lên sự sinh trưởng cây hoa chuông. Ba loại giá thể được sử dụng bao gồm: vỏ cây thông, mùn giun đất, đá trân châu tỷ lệ (1:1:0,2); khoáng vermiculite, mùn giun đất, đá trân châu tỷ lệ (1:2:0,5); than bùn thông thường, vỏ cây bạch đàn tỷ lệ (1:1); than bùn, trấu hun với tỷ lệ (1:2). Kết quả chỉ ra rằng giá thể thích hợp để trồng cây hoa chuông là hỗn hợp khoáng vermiculite, mùn giun đất, đá trân châu tỷ lệ (1:2:0,5) [102].

Bharati và cs (2013) đã nghiên cứu nhằm tìm ra giá thể để ươm cây hoa chuông in vitro phù hợp. Thí nghiệm gồm bốn loại giá thể: đất sạch; đất sạch, đá trân châu tỷ lệ (3:1); đất, cát tỷ lệ (1:1) và đá trân châu. Cây giống hoa chuông in vitro được rửa để loại bỏ sạch agar ở rễ sau đó được trồng trong khay chuyên dụng và được đặt trên lưới thép, lưới thép được đặt trên một bể nước để duy trì điều kiện ẩm, cây con được che bằng vòm phủ vải ẩm. Sau 10 tuần ươm, giá thể đất sạch + đá trân châu tỷ lệ (3:1) cho kết quả tỷ lệ cây sống cao nhất là 79,02 % [31].

Lê Nguyễn Lan Thanh và cs (2014) đã nghiên cứu khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của 6 giống hoa chuông (G1, G2, G3, G5, G7 và G11) tại Tiền

Giang. Kết quả cho thấy tất cả các giống hoa chuông đều sinh trưởng, phát triển tốt thích hợp cho việc sản xuất hoa chậu. Trong đó, có 2 giống tiềm năng phù hợp cho việc sản xuất hoa chậu do có nhiều đặc tính nổi trội so với các giống còn lại. Giống G5 có hoa kép, màu đỏ; thời gian ra hoa ngắn (57,3 ngày); đường kính hoa 6,1 cm; có 8,1 hoa/cây; đường kính tán cây 18,9 cm; độ bền của hoa 5,3 ngày. Giống G11 có hoa kép, màu tím viền trắng; thời gian ra hoa ngắn 62,3 ngày; đường kính hoa 6,2 cm; có 8,5 hoa/chậu; đường kính tán cây 16,8 cm; độ bền của hoa 5,7 ngày [16].

Trên thế giới, cây hoa chuông được phát hiện từ rất sớm (năm 1785) với nhiều giống hoa có màu sắc, kiểu dáng hoa khác nhau và được nhập nội vào nước ta từ những năm 90 của của thế kỷ 20. Tuy nhiên, những nghiên cứu cụ thể về các biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây thương phẩm chưa được thực hiện một cách có hệ thống trên các vùng sinh thái khác nhau của nước ta. Đặc biệt, ở Thừa Thiên Huế, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào được thực hiện trên cây hoa chuông về các biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây thương phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)