5. Những đóng góp mới của luận án
2.3.2. Nội dung 2
* Các công thức thí nghiệm
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng cây giống in vitro đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm
Mục đích: Xác định được khối lượng cây in vitro phù hợp để ra ngôi cây giống
in vitro tốt nhất.
Giá thể trồng là cát và phân bón lá sử dụng là Growmore (30:10:10) (1 g/l nước, phun 7 ngày/lần).
Thí nghiệm gồm 3 công thức, tương ứng với 3 mức khối lượng cây giống in vitro khác nhau khi đưa ra vườn ươm, (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
- Công thức I: Khối lượng cây: 0,2 - 0,5g/cây. - Công thức II: Khối lượng cây: 0,6 - 0,9g/cây. - Công thức III: Khối lượng cây: 1,0 - 1,5g/cây.
Đánh giá thí nghiệm sau 04 tuần và số liệu được theo dõi 7 ngày/lần.
Thí nghiệm 6: Nghiên cứu xác định thời vụ phù hợp để đưa cây giống hoa chuông in vitro ra trồng ở vườn ươm
Mục đích: Xác định được thời vụ phù hợp để ra ngôi cây giống in vitro tốt nhất. Giá thể trồng là cát và phân bón lá sử dụng là Growmore (30:10:10) (1 g/l nước, phun 7 ngày/lần).
Thí nghiệm gồm 4 công thức, tương ứng với 4 thời vụ ra ngôi cây giống in vitro
trong năm (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
- Công thức I: Ra ngôi cây giống in vitro vào vụ Xuân (trồng 25/2/2013). - Công thức II: Ra ngôi cây giống in vitro vào vụ Hè (trồng 25/5/2013). - Công thức III: Ra ngôi cây giống in vitro vào vụ Thu (trồng 25/8/2013). - Công thức IV: Ra ngôi cây giống in vitro vào vụ Đông (trồng 25/11/2013). Đánh giá thí nghiệm sau 04 tuần và số liệu được theo dõi 7 ngày/lần.
Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitrogiai đoạn vườn ươm
Mục đích: Xác định được loại giá thể phù hợp để cây giống in vitro sinh trưởng tốt nhất ở giai đoạn vườn ươm.
Phân bón lá sử dụng là Growmore (30:10:10) (1 g/l nước, phun 7 ngày/lần) Thí nghiệm gồm 5 công thức, tương ứng với 5 loại giá thể khác nhau để ươm cây giống hoa chuông in vitro (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
- Công thức I: Đất phù sa. - Công thức II: Cát.
- Công thức III: Bột xơ dừa. - Công thức IV: Đất Tribat.
Đánh giá thí nghiệm sau 04 tuần và số liệu được theo dõi 7 ngày/lần.
Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitrogiai đoạn vườn ươm
Mục đích: Xác định được loại phân bón lá có thành phân dinh dưỡng phù hợp cho cây giống in vitro sinh trưởng tốt nhất ở giai đoạn vườn ươm.
Giá thể trồng là cát.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, tương ứng với 5 loại phân bón lá khác nhau, liều lượng phân ở các công thức là như nhau (1 g/l nước, phun 7 ngày/lần), (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
- Công thức I: Nước lã (đ/c). - Công thức II: Đầu trâu 005. - Công thức III: Humix (11:3:4).
- Công thức IV: Greendelta-25 (29:10:10).
- Công thức V: Bacte 02 (32:11:10).
- Công thức VI: Growmore (30:10:10).
Đánh giá thí nghiệm sau 04 tuần và số liệu được theo dõi 7 ngày/lần.
* Phương pháp bố trí thí nghiệm
Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), nhắc lại 3 lần, mỗi lần 28 cây (1 công thức/1 khay 84 lỗ), theo dõi 30 cây ngẫu nhiên.
* Điều kiện thí nghiệm
Cây giống in vitro có đủ thân lá, rễ, có kích thước tương đối đều: cây có 5 - 7 rễ, 6 - 8 lá, cao 5 - 5,5 cm, được huấn luyện làm quen với môi trường tự nhiên vào thời gian cuối của cuối quy trình nhân giống in vitro (bình cấy giống in vitro được chuyển ra ngoài phòng nuôi, để trong điều kiện ánh sáng nhẹ, mở nắp chai trong 2 ngày), cây không dập nát được sử dụng làm vật liệu nghiên cứu trong các thí nghiệm ở giai đoạn vườn ươm.
Các thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà lưới, có mái che mưa hoàn toàn và lưới đen giảm 50% cường độ ánh sáng (có thể chủ động trải lưới và thu lưới theo điều kiện thời tiết).
Cây giống được trồng trong khay xốp 84 lỗ/khay để ươm trồng. Kích thước khay: dài x rộng x cao = 49 x 28 x 4,5 cm.
Giá thể trồng: Các loại giá thể trước khi sử dụng cho các thí nghiệm được phơi trong điều kiện cường độ ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao, xử lý nguồn bệnh bằng
thuốc Basudin 10H (0,3 kg/m3 giá thể) và Vicarben (1 ml/l nước), đảm bảo độ ẩm
đạt 55 - 60%, sau đó phủ nilon kín và ủ trong 7 - 10 ngày, nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh hại.
* Các kỹ thuật áp dụng
Chăm sóc cây con sau trồng: Ngoài yếu tố thí nghiệm, việc tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh… được thực hiện giống nhau ở các công thức thí nghiệm.
Giữ ẩm bằng cách tưới nước phun sương 2 - 3 lần/ngày.
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thí nghiệm: Từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013.
Địa điểm thí nghiệm: Vườn lưới Khoa Nông học, Trường Đại học Nông LâmHuế.