Tình hình sâu bệnh hại trên hoa chuông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 128)

5. Những đóng góp mới của luận án

3.4. Tình hình sâu bệnh hại trên hoa chuông

Cây trồng nói chung và các loại hoa cảnh nói riêng đều có thể bị sâu bệnh hại. Sâu bệnh hại cây hoa sẽ làm giảm giá trị làm cảnh, giá trị thương phẩm của hoa. Nếu không phát hiện kịp thời để có biện pháp xử lý thì sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây và hiệu quả kinh tế của người trồng hoa.

Theo dõi ảnh hưởng của các thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng phát triển của hai giống hoa chuông, chúng tôi đã ghi nhận được sự xuất hiện của các

loại sâu bệnh hại chủ yếu trên 2 giống hoa chuông, kết quả được trình bày ở bảng 3.24.

Bảng 3.24.Thành phần sâu bệnh hại chủ yếu trên hai giống hoa chuông (năm 2013 - 2014)

Thành phần sâu bệnh hại Tên khoa học Bộ phân bị

hại Mức độ hại ( điểm)

Sâu hại Sâu xám Agrotis ipsilon Toàn cây 1

Sâu khoang Spodoptera litura Toàn cây 1

Bọ trĩ Thrips palmi karny Thân, lá 2

Bệnh hại Thối gốc thân Pythyum sp Thân, gốc 1

Thối rễ Fusarium

Phytophthora parasitica

Rễ 3

Ghi chú: Điểm 0: Không bị hại, Điểm 1:  10% cây bị hại (bệnh nhẹ), Điểm 2: 10 - 30% cây bị hại (bệnh nặng), Điểm 3: 30 - 50% cây bị hại (bệnh rất năng)

Qua bảng 3.24 cho thấy, thành phần sâu bệnh hại xuất hiện trên cây hoa chuông trồng tại Thừa Thiên Huế rất ít. Có 5 loại sâu bệnh gây hại chính, trong đó có 2 loại sâu hại, 1 loại côn trùng hại và 2 loại bệnh hại.

Ở giai đoạn vườn ươm, cây hầu như không bị sâu bệnh gây hại do cây giống được tạo ra hoàn toàn sạch bệnh, giá thể trước khi trồng được xử lý bằng Basudin 10H và Vicaben 50SC để hạn chế sâu bệnh phát sinh gây hại. Hơn nữa, thời gian cây ở giai đoạn vườn ngắn (3 - 4 tuần) và được trồng trong vườn lưới.

Ở giai đoạn vườn sản xuất, các loại sâu bệnh gây hại xuất hiện nhiều ở vụ Thu (cường độ ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao), còn ở vụ Đông và vụ Đông Xuân thì mức độ sâu bệnh gây hại là không đáng kể. Trong suốt chu kỳ sinh trưởng phát triển của cây thì các loại bệnh gây hại nhiều ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (từ khi trồng đến khi ra nụ đầu tiên). Ở giai đoạn sinh trưởng sinh sản tỷ lệ cây bị sâu bệnh gây hại rất ít.

Các loại sâu hại gồm: sâu xám và sâu khoang chúng gây hại nhiều nhất ở gai đoạn sau trồng 30 - 35 ngày. Sâu thường hoạt động mạnh vào ban đêm, ban ngày ẩn

nấp dưới lá hoặc trốn vào đất. Các loại sâu này thường ăn thủng lá, cắn đứt ngọn, nụ non kéo xuống đất để ăn. Tuy nhiên, mức độ sâu hại là không lớn do các cây hoa chuông được trồng đơn lẻ ở từng chậu nên dễ cách ly khi phát hiện cây bị sâu gây hại. Để phòng tránh các loài sâu hại cây hoa chuông nên tiến hành vệ sinh vườn trồng và phun thuốc ngừa bằng các loại thuốc trừ sâu như Dylan 2EC, Catex 1.8EC luân phiên.

Bọ trĩ: thường gây hại thời kỳ cây nhỏ, chích hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại, cây chùn đọt, sinh trưởng phát triển kém ảnh hưởng rất lớn đến giá trị thẩm mỹ của cây hoa.

Các loại bệnh hại gồm: bệnh thối gốc, thân và thối rễ do nấm pythium sp,

Fusarium phytophthora parasitica gây hại. Các loại bệnh này có nguồn gốc từ đất trồng (giá thể), khi các điều kiện ngoại cảnh thuận lợi (ẩm độ, nhiệt độ... cao ) các loại nấm bệnh phát triển gây hại. Bệnh hại chủ yếu ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Bệnh thối gốc, thân gây hại nhẹ nếu được phát hiện kịp thời và có các biện pháp phòng trừ phù hợp. Bệnh thối rễ thường gây hại rất nặng, khi phát hiện các triêu trứng: rễ thường có màu nâu hoặc thâm đen, cây đã sinh trưởng kém, chậm thời gian sinh trưởng phát triển dự kiến khoảng từ 10 - 15 ngày. Để phòng ngừa các bệnh có nguồn gốc từ đất trồng (giá thể trồng) cần xử lý tốt nguồn bệnh hại, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc hợp lý, phát hiện kịp thời để cách ly cây bị bệnh, tưới nước vừa phải và phun luân phiên các loại thuốc: Ridomin gold 72 WP, Aliette 80 WP để phòng ngừa.

Nhìn chung, tình hình sâu, bệnh hại trên cây hoa chuông là không đáng kể và hoàn toàn có thể kiểm soát nếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc hợp lý và phun phòng bằng các loại thuốc đặc hiệu trong khoảng thời gian cách ly an toàn.

* Tóm tắt kết quả nghiên cứu quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm - giai đoạn vườn sản xuất

Thời vụ chính trong năm để trồng cây hoa chuông thương phẩm là vụ Đông (tháng 11/2013), thu hoạch vào dịp Tết nguyên đán. Ngoài ra, cây hoa chuông có thể trồng rải vụ vào vụ Thu, vụ Đông Xuân và vụ Xuân để thu hoạch hoa vào các ngày lễ Tết trong năm: ngày 20/10; ngày 20/11; ngày Tết dương lịch; ngày lễ tình nhân 14/2 và ngày 8/3.

Phân bón lá Đầu trâu 005 có thành phần dinh dưỡng và chất kích thích sinh trưởng GA3 phù hợp nhất cho cây hoa chuông sinh trưởng phát triển, làm tăng năng suất và chất lượng hoa: Thời gian hoa nở sớm: 68,33 ngày (hoa đỏ) 64 ngày (hoa trắng); số nụ/cây: 32 nụ (hoa đỏ), 34,27 nụ (hoa trắng); tỷ lệ nụ hữu hiệu đạt: 93,84% (hoa đỏ), 96,21% (hoa trắng); độ bền hoa: 8 ngày (hoa đỏ), 10,67 ngày (hoa trắng).

Biện pháp bấm ngọn cho cây hoa chuông có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh trưởng phát triển, cho năng suất và chất lượng hoa của hai giống hoa chuông. Bấm ngọn vào giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (sau trồng 20 ngày) kéo dài thời gian sinh trưởng và tăng năng suất hoa: số nụ/cây 36 nụ, số hoa/cây 33,57 hoa (hoa đỏ); số nụ/cây 37,20 nụ, số hoa/cây 35,07 hoa (hoa trắng).

Bấm ngọn vào thời kỳ sinh trưởng sinh sản (sau trồng 50 ngày) làm tăng chất lượng hoa: đường kính hoa lớn, độ bền hoa dài và màu sắc tươi thắm: 7,96 cm và 8,63 ngày (hoa đỏ); 8,24 cm và 12 ngày (hoa trắng).

Tóm lại: từ các kết quả nghiên cứu thu được chúng tôi đề xuất quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm theo sơ đồ hình 3.3

9 - 10 tuần

ơng phẩm

Hình 3.3. Sơ đồquy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)