5. Những đóng góp mới của luận án
1.2.1. Nhân giống hữu tính
Nhân giống hữu tính là hình thức dùng hạt để làm giống, cây con được hình thành từ hạt. Đây là phương pháp nhân giống cây đơn giản, dễ làm, ít tốn kém và không cần nhiều trang thiết bị. Hạt giống được hình thành do kết quả thụ tinh giữa giao tử đực (hạt phấn) với giao tử cái (noãn). Từ hạt sẽ hình thành một cây mới mang đặc tính của cả cây bố và cây mẹ (trong trường hợp thụ phấn chéo) hoặc
nghiêng hẳn về cây bố hoặc cây mẹ (trong trường hợp vô phối). Cây con mọc lên từ hạt, thường tạo thành cây giống khỏe, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, khả năng chống chịu cao (sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh), năng suất cao. Tuy nhiên, phương pháp nhân giống hữu tính cũng nhược điểm là:
Hạt giống tạo ra có bản chất lai, có ưu thể lai, cây có tính dị hợp, cây thường bị phân ly với tỷ lệ cao, tỷ lệ cây mọc thường biến động, cây có thời gian sinh trưởng rất dài 5 - 6 tháng [107]… Mặt khác, phương pháp nhân giống bằng hạt thường gặp nhiều khó khăn: khả năng thụ phấn thụ tinh thấp ở những vùng sinh thái có nhiệt độ, ẩm độ… không phù hợp. Do đó, chất lượng hoa không cao, giá trị thương phẩm thấp. Nên phương pháp nhân giống này ít được sử dụng trong sản suất.
Gill và cs (1994) chỉ ra rằng, đối với cây hoa chuông việc nhân giống bằng hạt thường khó, có tỷ lệ thành công thường biến động và giá thành cao [47].
Kessler (1999) khẳng định, cây hoa chuông có thể nhân giống từ hạt. Hạt giống cây hoa chuông rất nhỏ (12.000 hạt/g). Do đó, hạt giống nên được trộn với cát và gieo trên giá thể trồng, chú ý không phủ hạt giống. Tưới nước thường xuyên và luôn giữ nhiệt độ đất khoảng 20 - 24°C. Để quá trình nảy mầm tốt thì cường độ ánh sáng nên nhỏ hơn 2.150 lux. Hạt hoa chuông thường nảy mầm sau gieo 2 - 3 tuần [63].