Các nghiên cứu khác về cây hoa chuông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 53)

5. Những đóng góp mới của luận án

1.4.3. Các nghiên cứu khác về cây hoa chuông

* Các nghiên cứu về bệnh hại

John và cs (1944) đã chỉ ra các triệu chứng của bệnh thối củ, rễ, thân và lá cây hoa chuông. Lá bị tổn thương mọng nước màu nâu sẫm, mềm nhũn, vùng hoại tử có đường kính khoảng 1 - 8 mm, có khi bệnh phát triển lan rộng vào cả phần cuống lá và phần củ (ngay phần rễ bám vào củ bị thâm và nhũn). Nhóm tác giả đã xác định được nguyên nhân bệnh gây thối ở củ, rễ, thân và lá cây hoa chuông do nấm

Phytophthora cryptogea gây ra [60].

Alfieri và Stokes (1968) đã thực hiện nghiên cứu về một loại tuyến trùng và nấm Phytophthora ký sinh trên lá ở Gloxinia. Kết quả cho thấy sự thối lá, thối thân ở Gloxinia do loài tuyến trùng sống ký sinh trên lá Aphelenchoides ritzemabosi

hoặc cũng có thể là do nấm Phytophthora cryptogea gây ra. Các biểu hiện bệnh do

tuyến trùng ký sinh và nấm khá giống nhau. Hóa chất kiểm soát bệnh hiệu quả là Isotox hoặc Captan 50W [25].

Alfieri (1970), Busch và Smith (1978) chỉ ra rằng, cây hoa chuông thường bị nhiễm bệnh thối thân do nấm Pythium spCollectotrichum sp gây nên. Các triệu chứng của bệnh là cây không phát triển và dần bị héo. Tổn thương mọng nước và nhũn bắt đầu xuất hiện toàn bộ gốc và lây nhiễm nhanh chóng vào cuống và lá. Rễ cây bị bệnh sẽ bị đổi màu, mọng nước và hoại tử. Khi củ bị nhiễm bệnh sẽ có màu nâu sẫm, có nhiều chỗ bị hoại tử tạo vùng lõm trên bề mặt mà có thể phát triển vào bên trong. Trong thời gian cây bị nhiễm bệnh nếu độ ẩm lớn và nhiệt độ cao thì cây bị bệnh sẽ chết rất nhanh [24], [35].

Busch và Smith (1978) đã thực hiện đề tài “Kiểm soát sự thối rễ và ngọn của

African violet Gloxinia gây ra bởi Phytophthora nicotianae var.”. Các bệnh thối rễ và ngọn cây hoa chuông thường xuất hiện khi cây bắt đầu ra hoa và nó làm cây chết nhanh (có thể chết từ 10 đến 50% số cây). Bệnh này phát triển mạnh khi độ ẩm cao. Kết quả đã xác định được thuốc Ridomil và Aliette có khả năng kiểm soát 100% căn bệnh này. Khi cây bị bệnh tưới 100ml dung dịch có chứa Ridomil với nồng độ 125ppm vào đất bệnh sẽ được kiểm soát [35].

Randy và Engelhard (1980) đã công bố kết quả nghiên cứu “Hóa chất kiểm soát căn bệnh do MyrotheciumGloxinia” [97]. Kết quả đã xác định được các hóa chất kiểm soát bệnh tối ưu như Captafol 4F, Captan 50W hay Benomyl 50W. Một nghiên cứu khác của hai tác giả này có tên “Sự thối rễ và ngọn ở Gloxinia và nhiều loài khác thuộc họ Gesneriaceae gây ra bởi Phytophthora parasitica”. Kết quả cho thấy đã xác định được Phytophthora parasitica là tác nhân gây bệnh thối rễ và ngọn ở cây Gloxinia đồng thời cho biết đây là loài nấm gây bệnh ở 58 họ thực vật khác nhau [98].

Lehman (1991) đã nghiên cứu về “Căn bệnh thối lá cây hoa chuông do tuyến trùng gây ra”. Triệu chứng thối lá cây giống như bệnh do nấm Phytophthora cryptogea gây ra. Tác giả đã xác định được hai loài tuyến trùng ký sinh trên lá gây

bệnh cho cây hoa chuông là Aphelenchoides fragariaeAphelenchoides

ritzemabosi. Ở nhiệt độ từ 17 - 240C chúng có thể hoàn thành vòng đời chỉ trong vòng 10 - 12 ngày. Biện pháp tốt nhất là vệ sinh sạch vườn cây, sử dụng nước sạch tưới cây để kiểm soát nguồn bệnh [69].

Ann (1992) đã xác định được bệnh héo rũ hoa chuông do nấm Phytophthora parasitica gây ra. Cây hoa chuông rất mẫn cảm với nấm Phytophthora parasitica. Nấm Phytophthora parasitica thường tấn công vào phần gốc thân, những cây bị nhiễm nấm Phytophthora parasitica thì phần cuối cuống lá bị đổi màu và bị teo lại, khi bệnh phát triển, phần tổn thương dọc theo cuống lá và đến dìa lá làm cho cây hoa chuông bị héo rũ và chết [28].

Heather và Benson (2010) nghiên cứu và công bố báo cáo đầu tiên về bệnh thối ngọn gây ra bởi Phytophthora tropicalis trên cây Gloxinia ở Bắc Carolina, Brazil. Những cây bị nhiễm nấm Phytophthora tropicalis phần lớn sẽ bị chết. Bộ rễ những cây bị nhiễm bị hoại tử, vỏ rễ bong ra khi kéo nhẹ nhàng [52].

* Các nghiên cứu về sinh hóa và di truyền học

Mathieu và cs (2003) đã thực hiện nghiên cứu “Phân loại học và sự tiến hóa của tộc Sinningieae (Gesneriaceae): Dẫn liệu đến phát sinh chủng loại bằng việc phân tích sáu đoạn DNA lạp thể và nhân NCPGS”, trong đó, Sinningia speciosa là một trong những đối tượng được nghiên cứu [79].

Verdan và cs (2009) đã nghiên cứu chiết xuất Anthraquinones và ethylcyclohexane từ củ cây hoa chuông. Anthraquinones có tác dụng kích thích niêm mạc ruột già, làm tăng tiết chất nhầy, tăng nhu động ruột, dùng để điều trị táo bón. Ethylcyclohexane ứng dụng làm sạch hóa chất, lọc hóa chất, tổng hợp các chất hữu cơ [120].

Hui và cs (2009) đã công bố nghiên cứu sự di truyền và di truyền học phân tử

về tính đối xứng của hoa chuông (Sinningia speciosa). Nghiên cứu khẳng định vai

trò của gen Sinningia CYC (SsCYC) có liên quan chặt chẽ với sự đối xứng ở cây hoa chuông [55].

David và Pierce (2010) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Hàm lượng DNA trong nhân chi Sinningia (Gesneriaceae); sự biến đổi kích thước bộ gen cùng loài và xác định đặc điểm bộ gen loài Sinningia speciosa”. Nhóm tác giả đã dùng nhiều phép đo và đưa ra kết luận kích thước bộ gen xấp xỉ 633 × 10⁶ cặp nucleotid. Kết

quả này chỉ ra rằng cặp gen có kích thước khoảng 40% so với các kết quả công bố trước đây [40].

David (2012) đã thực hiện nghiên cứu về tính đa dạng trong loài Sinningia speciosa và vùng chuyển hóa khởi nguyên của việc nhân giống cây Gloxinia. Tác giả đã sử dụng 8 loại hạt giống hoa chuông hoang dã từ các khu vực khác nhau trên đất nước Brazil của các tác giả Zaitlin và Pierce, 2010 [132], Smith và cs, 2004 [113]. Tác giả đã phân tích ADN để đánh giá, so sánh và làm sáng tỏ sự khác nhau giữa các giống hoa chuông hiện nay so với nguồn gốc của chúng [39].

Li và cs (2013) đã nghiên cứu gen miR159 và chuyển vào cây hoa chuông nhằm kiểm soát và làm chậm quá trình nở hoa. Trong phát triển hoa, mức độ biểu hiện của gen miR159 qua trung gian SsGAMYB và ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện của SsLEAFY (SsLFY) và ba gen Mads-box (SsAP1, SsAP3 và SsAG). Nhóm tác giả kết luận, việc chuyển gen miR159 là một cách hiệu quả để kiểm soát và làm chậm thời gian ra hoa ở cây hoa chuông, mang lại hiệu quả kinh tế trong trồng hoa chuông thương mại [71].

Tóm lại: Để cây hoa chuông trở thành sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm mang lại giá trị kinh tế cao trên địa bàn Thừa Thiên Huế thì việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong nhân giống và trồng cây thương phẩm là việc làm rất cần thiết. Trên cơ sở khoa học về nuôi cấy mô tế bào thực vật, điều kiện sinh thái của địa phương và các yêu cầu kỹ thuật trồng hoa chuông nói chung. Cần tiến hành nghiên trên các giống hoa chuông cụ thể, để có kết luận khoa học dựa trên cơ sở lý luận và các nghiên cứu thực nghiệm, nhằm xây dựng quy trình nhân giống in vitro

cho cây hoa chuông, quy trình ươm cây giống hoa chuông in vitro ở giai đoạn vườn ươm, quy trình trồng cây hoa chuông thương phẩm phù hợp, có năng suất cao và chất lượng hoa tốt, phục vụ sản xuất cây hoa chuông ở quy mô lớn tại Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung.

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)