Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng cây giống invitro đến khả năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 87)

5. Những đóng góp mới của luận án

3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng cây giống invitro đến khả năng

Xác định được tiêu chuẩn cây giống in vitro khi đưa ra vườn ươm có ý nghĩa

rất quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây ở vườn ươm và chất lượng cây giống khi xuất vườn ươm. Theo lý thuyết thì những cây có đủ thân, lá, rễ

đều có thể đưa ra trồng ở vườn ươm. Tuy nhiên, trong thực tế nhân giống cây in

vitro thường gặp hiện tượng: một số cây đưa ra không đủ tiêu chuẩn, cây sinh trưởng yếu ngay từ khi đưa ra trồng và không thể phục hồi để sinh trưởng bình thường ở các giai đoạn sau. Vì vậy, xác định được tiêu chuẩn cây giống in vitro khi đưa ra vườn ươm là việc rất quan trọng, giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng cây giống ở giai đoạn vườn ươm và cây thương phẩm ở vườn sản xuất. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng các mẫu cây cấy mô có đủ thân, lá, rễ (5 - 7 rễ, 6 - 8 lá), không dập nát, có khối lượng khác nhau và được trồng vào giá thể cát, để đánh giá khả năng sinh trưởng của chúng ở vườn ươm. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.5.

Số liệu bảng 3.5 cho thấy, ở cả hai giống hoa màu đỏ và hoa màu trắng khối lượng cây giống in vitro trước khi ra vườn ươm ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng phát triển của cây trong giai đoạn vườn ươm. Những cây cấy mô có khối lượng từ 0,2 - 0,5g/cây, khi đưa ra vườn ươm có tỷ lệ sống thấp nhất, chỉ đạt 76,67% (hoa đỏ) và 77.78% (hoa trắng). Các chỉ tiêu sinh trưởng đều rất kém (Bảng 3.5). Sự tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sống của cây giống hoa chuông in vitro ở giai đoạn vườn ươm, tăng tỷ lệ thuận với khối lượng cây giống cấy mô từ 0,2 - 0,9g/cây. Những cây in vitro có khối lượng 0,6 - 0,9g/cây, có tỷ lệ cây sống đạt rất cao từ 93,33 - 100% và không có sự sai khác có ý nghĩa với những cây có khối lượng lớn hơn từ 1,0 - 1,5 g/cây. Các chỉ tiêu sinh trưởng thu được: số lá/cây, chiều cao cây và khối lượng tươi đều tăng trưởng rất tốt. Kết quả thu được, phản ánh rõ thực tế các cây giống hoa chuông in vitro có khối lượng quá nhỏ (non) khi đưa ra trồng ngoài vườn ươm thường bị héo, bệnh hại… do chưa

thích nghi được với môi trường bên ngoài (nhiệt độ, ánh sáng và giá thể trồng,…), cây sinh trưởng rất chậm. Tương tự, với những cây giống in vitro có khối lượng lớn 1,0 - 1,5 g/cây khi đưa ra trồng ở vườn ươm có thời gian để thích nghi với môi trường tự nhiên chậm hơn do cây bị héo, lâu ra rễ,… lâu hồi phục để sinh trưởng.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của khối lượng cây giống in vitro đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm

(sau 04 tuần trồng) Khối lương cây (gam) Tỷ lệ sống (%) Số lá/cây (lá) Chiều cao cây (cm) Chiều dài rễ (cm) Khối lương tươi (gam) Hoa màu đỏ cánh kép 0,2 - 0,5g 76,67b 5,36b 5,42c 1,42b 0,78b 0,6 – 0,9g 93,33a 7,44a 6,85b 2,55a 1,30a 1,0 – 1,5g 98,89a 8,28a 7,70a 3,29a 1,66a LSD0,05 10,54 0,87 0,55 0,95 0,38

Hoa màu trắng cánh đơn

0,2 - 0,5g 77,78b 5,47b 5,37b 1,64b 0,80c

0,6 – 0,9g 100,00a 7,30b 6,19a 2,71a 1,23b

1,0 – 1,5g 98,89a 8,13a 6,45a 3,35a 1,71a

LSD0,05 4,36 1,34 0,39 0,65 0,20

Ghi chú: a, b, c chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Như vậy, để đảm bảo cho cây giống sinh trưởng tốt ở giai đoạn vườn ươm, rút ngắn thời gian nuôi cây trong phòng thí nghiệm, giảm chi phí về điện,… thì cây giống hoa chuông in vitro khi đưa ra vườn ươm cần đạt khối lượng 0,6 - 0,9 g/cây.

Từ kết quả thu được, chúng tôi phân tích hồi quy, xác định được mô hình toán học và đồ thị (Phụ lục 4) biểu diễn mối quan hệ giữa khối lượng cây giống in vitro và tỷ lệ cây sống như sau:

y1 = - 5,5556x12 + 33,333x1 + 48,889 (r1 = 0,945) y2 = - 11,667x22 + 57,222x2 + 32,222 (r2 = 0,981)

Trong đó: x là khối lượng cây giống in vitro; y: là tỷ lệ cây sống; r: là hệ số tương quan (y1, x1, r1: giống hoa màu đỏ cánh kép; y2, x2, r2: giống hoa màu trắng cánh đơn).

Từ mô hình toán học và hệ số tương quan thu được cho thấy, tỷ lệ cây sống ở giai đoạn vườn ươm có tương quan rất chặt với khối lượng cây giống in vitro

trước khi đưa ra vườn ươm (r = 0,945 - 0,981). Vì vậy, trong quy trình nhân giống

in vitro cây hoa chuông, cần xác định được khối lượng cây giống in vitro phù hợp trước khi đưa cây ra vườn ươm, để thu được tỷ lệ cây sống cao, cây sinh trưởng tốt, đồng thời giảm chi phí trong quy trình nhân giống in vitro.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)