Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 111)

5. Những đóng góp mới của luận án

3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng,

triển của hai giống hoa chuông - giai đoạn vườn sản suất

Trong nghề trồng hoa cảnh, một trong các biện pháp để nâng cao năng suất và chất lượng hoa là sử dụng các loại phân bón lá hoặc các loại phân bón lá có chứa các chất kích thích sinh trưởng. Đây là biện pháp đã và đang được một số vùng trồng hoa quan tâm sử dụng nhưng còn nhiều hạn chế, do chưa có những hướng dẫn cụ thể về liều lượng cũng như chủng loại đối với từng đối tượng cụ thể để mang lại hiệu quả cao.

Cây giống hoa chuông sau trồng 3 đến 5 ngày, cây bắt đầu bén rễ, điều này có được là do chủ động được nguồn cây giống (cây giống được ươm tại vườn thí nghiệm) nên khi trồng cây không bị mất sức. Ở thời kỳ này cây sống chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khi trồng, chất lượng cây giống và chế độ chăm sóc, tưới nước... Khi cây bén rễ cũng là lúc cây thích nghi được với môi trường sống để sinh trưởng phát triển. Vào thời gian này, sử dụng phân bón lá để bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng phát triển của các giống hoa chuông thu được kết quả trình bày ở bảng 3.16.

Sự ra lá mới đầu tiên thể hiện cây đã hoàn toàn phục hồi và bắt đầu sinh trưởng phát triển dựa trên nguồn dinh dưỡng được cung cấp. Số liệu bảng 3.16 cho thấy, việc sử dụng các loại phân bón lá đã có hiệu quả rõ rệt đến khả năng sinh trưởng phát triển của cả hai giống hoa chuông. Ở công thức đối chứng, cây không được bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu, nguồn dinh dưỡng chủ yếu dựa vào các chất dinh dưỡng có trong giá thể. Vì vậy, cây sinh trưởng phát triển kém, thời gian các giai đoạn sinh trưởng phát triển đều ngắn, cây kết thúc chu kỳ sinh trưởng phát triển sớm (từ 67 - 68 ngày sau trồng).

Thời gian ra lá mới ở giống hoa trắng sớm hơn ở giống hoa màu đỏ và ở cả hai giống, thời gian ra lá sớm nhất đạt được đều ở công thức sử dụng phân bón lá Đầu trâu 005 (6 - 7 ngày) và muộn nhất được ghi nhận ở công thức sử dụng phân bón lá Atonic 1.8D.

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông

Đơn vị: ngày

Công thức Tư trồng đến… Thời gian

nở hoa

Ra lá mới Ra nụ Hoa nở Hoa tàn

Hoa màu đỏ cánh kép Nước lã (Đ/c) 11,33a 25,67e 55,67d 68,00d 12,33e Đầu trâu 005 7,00c 35,67a 68,33b 112,00a 43,67a F-GA3 8,00b 34,00b 72,33a 112,67a 40,33b Dana 01 8,33b 30,33c 66,00c 104,00b 38,00c Atonik 1.8 D 8,67b 28,33d 65,00c 93,67c 28,67d LSD0,05 0,91 0,69 1,56 1,26 1,61

Hoa màu trắng cánh đơn

Nước lã (Đ/c) 10,67a 24,00d 53,00d 67,00e 14,00e Đầu trâu 005 6,33c 34,33a 64,00b 109,67b 45,67a F-GA3 7,00bc 34,00a 68,67a 111,00a 42,33b Dana 01 7,00bc 31,33b 62,00c 102,00c 40,00c Atonik 1.8 D 7,67b 28,00c 61,33c 91,67d 30,33d LSD0,05 0,91 0,60 1,28 1,11 1,82

Ghi chú: a, b, c, d, e chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Khi cây ra nụ đầu tiên đánh dấu bước chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh sản. Thời gian từ trồng đến ra nụ đầu tiên ở cả hai giống đều có sự sai khác có ý nghĩa giữa các loại phân bón lá sử dụng. Ở giai đoạn này, cây cần nhiều dinh dưỡng để tăng sinh khối thân lá, tích lũy các hợp chất hữu cơ để tạo ra và nuôi dưỡng cơ quan sinh sản (nụ, hoa,…). Thời gian ra nụ đầu tiên ở cả hai giống dao động từ 28 - 35 ngày. Trong đó, sớm nhất ở công thức sử dụng phân bón lá Atonic 1.8D là 28 ngày (cho cả hai giống) và muộn nhất ở công thức sử dụng phân bón lá Đầu trâu 005 là 35,67 ngày (hoa đỏ) và 34,33 ngày (hoa trắng). Sự chênh lệch về thời gian ra nụ của các giống hoa chuông được giải thích có thể là do đặc điểm từng giống và sự thỏa mãn về điều kiện dinh dưỡng được

cung cấp. Thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân bón lá Đầu trâu 005 nhiều hơn và đầy đủ hơn các loại phân bón lá khác.

Thời gian từ khi trồng đến khi hoa đầu tiên nở của hai giống hoa chuông ở các công thức phân bón khác nhau có sự khác biệt rõ rệt. Ở giai đoạn này, cây gần như đạt được sự tăng trưởng tốt nhất về thân lá. Thời gian hoa nở sớm nhất ở cả hai giống được ghi nhận ở công thức sử dụng phân bón lá Atonic 1.8D là 61,33 ngày (hoa trắng) và 65 ngày (hoa đỏ). Các công thức sử dụng phân bón lá còn lại thì thời gian hoa nở muộn hơn dao động từ 66 - 72,33 ngày (hoa đỏ) và từ 62 - 68,67 ngày (hoa trắng). Sự khác biệt này, có ảnh rất lớn của thành phần các chất dinh dưỡng có trong các loại phân bón lá sử dụng. Tuy nhiên, sự ra hoa của cây diễn ra rất phức tạp, có sự tác động của nhiều yếu tố (bản chất của giống, nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng,…).

Thời gian từ khi trồng đến hoa cuối tàn ở hai giống hoa chuông, có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức phân bón khác nhau. Ở cả hai giống, công thức sử dụng phân bón lá Đầu trâu 005 và F-GA3 cây kết thúc chu kỳ sinh trưởng muộn nhất (Bảng 3.16). Kết quả này là do trong thành phần dinh dưỡng của chế phẩm phân bón lá Đầu trâu 005 và F-GA3 có tỷ lệ các chất dinh dưỡng thiết yếu (khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng và các chất kích thích sinh trưởng GA3…) phù hợp với cây hoa chuông nên đã có tác dụng kích thích sinh trưởng phát triển của cây, tăng khả năng tích lũy vật chất khô, tăng khả năng chống chịu,… Vì vậy, đã kéo dài được chu kỳ sinh trưởng phát triển và thời gian nở hoa. Kết quả này cũng trùng với kết quả của Đặng Văn Đông và Nguyễn Văn Tỉnh (2008) [4] khi nghiên cứu các loại chế phân bón lá có chứa chất kích thích sinh trưởng GA3 cho cây hoa Lily Sorbonne.

Cây sinh trưởng phát triển tốt thì các chỉ tiêu sinh trưởng sẽ tăng trưởng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. Điều này có được là do các chất dinh dưỡng có trong giá thể, chế độ dinh dưỡng bổ sung, kỹ thuật chăm sóc ... và đặc điểm của từng giống. Theo dõi sự tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng của hai giống hoa chuông, khi sử dụng các loại phân bón lá khác nhau, thu được kết quả trình bày ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông

Công thức

Thời kỳ ra nụ đầu tiên Thời kỳ hoa đầu tiên nở Thời kỳ hoa cuối cùng tàn

Số lá (lá) Cao cây (cm) ĐK tán (cm) Số lá (lá) Cao cây (cm) ĐK tán (cm) Số lá (lá) Cao cây (cm) ĐK tán (cm) Hoa màu đỏ cánh kép Nước lã (Đ/c) 8,23b 2,48c 13,66d 10,70c 4,06e 22,31e 10,07d 4,11e 24,47e Đầu trâu 005 10,77a 2,80c 17,85b 14,10a 7,59c 35,84b 13,73a 7,68c 36,97b F-GA3 10,40a 2,61c 17,04bc 13,27ab 6,10d 33,22c 13,03ab 6,30d 34,75c Dana 01 10,50a 5,46a 21,77a 13,13ab 10,60a 40,71a 12,80bc 10,89a 40,86a Atonik 1.8 D 10,13a 4,43b 16,31c 12,60b 8,24b 30,25d 12,13c 8,72b 30,59d LSD0,05 1,03 0,48 1,24 1,11 0,48 2,15 0,78 0,45 1,45

Hoa màu trắng cánh đơn

Nước lã (Đ/c) 8,67c 2,34c 12,68d 10,47d 4,28e 23,09e 10,23d 4,41e 23,19e Đầu trâu 005 12,43a 2,58c 18,05b 16,30a 7,61c 36,74b 15,77a 7,85c 36,87b F-GA3 12,17a 2,42c 17,83b 15,23b 6,73d 34,86c 15,03b 6,82d 35,01c Dana 01 12,03a 5,71a 23,19a 15,07b 11,52a 42,01a 14,50b 11,67a 42,68a Atonik 1.8 D 11,30b 4,38b 16,45c 13,53c 8,86b 32,64d 12,93c 8,94b 32,84d LSD0,05 0,62 0,37 0,88 0,75 0,34 1,76 0,60 0,34 1,48

Ghi chú: a, b, c, d, e, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

10

Kết quả trình bày bảng 3.17 cho thấy, ở cả hai giống các chỉ tiêu sinh trưởng có sự tăng trưởng mạnh từ khi cây xuất hiện nụ đầu tiên đến hoa đầu tiên nở.

Số lá/cây tăng trưởng mạnh và đạt giá trị cao nhất ở công thức sử dụng phân bón lá Đầu trâu 005, cụ thể đạt: 10,77 - 14,10 lá (hoa đỏ), 12,43 - 16.30 lá (hoa trắng), cây sinh trưởng phát triển cân đối giữa số lá/cây, đường kính tán và chiều cao cây, phù hợp với đặc điểm của giống. Ở công thức sử dụng phân bón lá Atonic 1.8D hầu hết các chỉ tiêu theo dõi đều có giá trị thấp nhất (Bảng 3.17). Theo dõi số lá/cây ở cả hai giống cho thấy, các lá mới ra từ khi trồng đến khi xuất hiện nụ thường tăng trưởng kích thước rất mạnh, những lá này có vai trò rất lớn quyết định đường kính tán, khả năng quang hợp tích lũy hợp chất khô để nuôi cây, ra nụ, nở hoa và tạo giá trị thẩm mỹ cho cây (lá chính). Còn những lá ra ở thời kỳ cây xuất hiện nụ đến hoa đầu tiên nở thường nhỏ, tăng trưởng chậm hoặc có thể tiêu biến và dần đến sự ổn định về số lá trên cây (lá ít có giá trị đối với đời sống của cây). Số lá/cây ở tất cả các công thức theo dõi hầu như đều giảm vào thời kỳ hoa tàn. Nguyên nhân chính là do các lá già rụng hoặc một số lá bị bệnh cần cắt bỏ…

Chiều cao cây và đường kính tán ở cả hai giống đạt giá tri cao nhất ở công thức sử dụng phân bón lá Danna 01: 5,46 - 10,60 cm và 21,77 - 40,86 cm (hoa đỏ); 5,71 - 11,52 cm và 23,19 - 42,01 cm (hoa trắng). Cuống lá và đốt thân kéo dài, lá có xu hướng dựng thẳng, cây dễ đổ ngã, làm giảm giá trị thẩm mỹ của chậu hoa. Kết quả này là do chất kích thích sinh trưởng GA3 bổ sung trong thành phần phân bón lá có tác dụng kích thích kéo dài tế bào, phân chia tế bào, đồng thời hoạt hóa các enzim nới lỏng tế bào, thúc đẩy sự xâm nhập của các protein expansion [34], [64]. Do đó, đã kích thích phát triển chiều cao, cuống lá dài, tán lá xòe rộng làm cho cây không đứng vững, đổ nghiêng, giảm giá trị thẩm mỹ của cây. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu của một số tác giả Nguyễn Thị Kim Lý (2007) [9] trên cây hoa Tô Liên và Nguyễn Xuân Linh (2006) [7] trên giống cúc CN97.

Như vậy, việc sử dụng các loại phân bón lá khác nhau đều có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng số lá, đường kính tán và chiều cao của cây hoa chuông diễn ra trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Phân bón lá Đầu trâu 005 phù hợp

nhất cho cây hoa chuông phát triển hoàn thiện về bộ lá, chiều cao cây cân đối với đường kính tán giúp tăng khả năng quang hợp, tích lũy các hợp chất hữu cơ để hình thành cơ quan sinh sản (nụ và hoa).

Hoa chuông có thời gian nở hoa dài. Vì vậy, xác định được thời gian nở hoa tập trung của cây sẽ làm cơ sở cho việc xác định thời vụ trồng, thời điểm thu hoạch và tác động các biện pháp kỹ thuật để nâng cao giá trị thẩm mỹ cho cây hoa và hiệu quả kinh tế cho người trồng hoa. Theo dõi quá trình nở hoa của cây hoa chuông, kết quả trình bày ở bảng 3.18.

Ở cả hai giống, vào tuần thứ 9 sau trồng, hầu hết các công thức theo dõi đều bắt đầu nở hoa. Tuy nhiên, tỷ lệ cây nở hoa chưa cao. Qua trình nở hoa tập trung ở cả hai giống kéo dài trong 4 tuần (từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 13 sau trồng) và đạt giá trị cao nhất ở tuần thứ 11 sau trồng (tuần thứ 3 sau khi hoa nở). Ở cả hai giống, khi sử dụng 2 loại phân bón lá: Đầu trâu 005 và Dana 01, thời gian nở hoa và số hoa nở/cây đều đạt giá trị lớn nhất (Bảng 3.18). Công thức có quá trình nở hoa tập trung ngắn, số hoa nở/cây ít nhất là xử lý chế phẩm phân bón lá Atonik 1.8D. Sự khác biệt này là do thành phần dinh dưỡng trong chế phẩm phân bón lá Atonic 1.8D thấp không đủ để cung cấp cho cây, khả năng sinh trưởng phát triển của cây bị hạn chế (Bảng 3.17), cây không có sức để ra nụ, nở hoa. Ở giống hoa màu trắng hoa nở tập trung hơn ở giống hoa màu đỏ và thời gian nở hoa dài hơn. Khi hoa nở tập trung sẽ tạo thành bó rất đẹp và có giá trị thẩm mỹ cao. Số hoa nở giảm dần vào tuần thứ 14 và kết thúc vào tuần thứ 15 sau trồng.

Khả năng sinh trưởng, phát triển và tích lũy vật chất của cây, phản ánh khả năng cung cấp dinh dưỡng của các loại phân bón, giá thể trồng và điều kiện kỹ thuật trồng và chăm sóc…

Diệp lục là sắc tố quang hợp quan trọng nhất. Ở thực vật bậc cao có hai loại diêp lục a, b tham gia vào quá trình quang hợp để chuyển đổi năng lượng ánh sáng

mặt trời thành năng lượng hóa học ATP, NADPH2,… năng lượng sinh học tích lũy

(gluxit). Do đó, hàm lượng diệp lục trong lá thể hiện chất lượng lá với vai trò quang hợp tích lũy chất khô và tạo sinh khối.

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến quá trình nở hoa của hai giống hoa chuông

(đơn vị: hoa)

Công thức Số hoa/cây ở tuần…

8 9 10 11 12 13 14 15 Hoa màu đỏ cánh kép Nước lã (Đ/c) 0,93a 1,53a 0,37d 0,00d 0,00d 0,00c 0,00c 0,00b Đầu trâu 005 0,00b 1,37a 5,47ab 8,90a 7,50b 3,93b 2,00b 0,87a F-GA3 0,00b 0,00b 2,47c 7,10b 8,87a 6,50a 3,23a 1,10a Dana 01 0,00b 1,43a 5,87a 8,93a 7,80b 5,00b 2,27b 0,73a Atonik 1.8 D 0,00b 1,53a 4,83b 5,47c 2,60c 0,47c 0,00c 0,00b LSD0,05 0,18 0,37 0,72 1,29 0,96 1,17 0,35 0,47

Hoa màu trắng cánh đơn

Nước lã (Đ/c) 1,00a 1,73c 0,50c 0,00d 0,00e 0,00d 0,00c 0,00b Đầu trâu 005 0,00b 1,37c 5,83b 9,33a 7,90a 5,03a 2,70a 0,77a F-GA3 0,00b 1,47c 6,20b 8,83ab 7,07b 4,20b 1,70b 0,50ab Dana 01 1,07a 6,57a 8,77a 7,70b 5,37c 3,07c 1,27b 0,00b Atonik 1.8 D 0,87a 5,77b 6,03b 3,50c 0,90d 0,03d 0,00c 0,00b LSD0,05 0,28 0,64 1,11 1,39 0,67 0,51 0,56 0,53

Ghi chú: a, b, c, d, e, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Trong lá diệp lục luôn luôn được đổi mới, sinh ra và mất đi phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Sự phá huỷ của diệp lục trong lá được thể hiện bằng sự mất màu của lá. Trong điều kiện hạn hán, thiếu nước, ánh sáng quá mạnh hoặc thiếu CO2, dinh dưỡng... thì quang hợp của lá bị kìm hãm, lá bị vàng dần và mất màu xanh. Trong sản xuất cần có những biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và nâng cao hiệu quả quang hợp của diệp lục.

Theo dõi ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số đặc điểm sinh học của cây hoa chuông, kết quả được trình bày ở bảng 3.19.

Số liệu bảng 3.19 cho thấy, việc sử dụng các loại phân bón lá đều làm tăng hàm lượng diệp lục của cây hoa chuông (so với công thức đối chứng). Hàm lượng diệp lục của giống hoa chuông màu đỏ cao hơn giống hoa chuông màu trắng. Ở thời kỳ hoa đầu tiên nở, hàm lượng diệp lục tổng số đạt giá trị cao nhất ở công thức sử dụng phân bón lá Đầu trâu 005 là: 55,94 chỉ số SPAD (hoa đỏ) và 47,62 chỉ số

SPAD (hoa trắng). Kế đến là các công thức sử dụng phân bón lá F-GA3. Ở cả hai giống, hàm lượng diệp lục đạt giá trị thấp nhất ở công thức sử dụng phân bón lá Atonic 1.8D (Bảng 3.19). Chỉ số SPAD thu được rất phù hợp với hàm lượng đạm và thành phần dinh dưỡng có trong từng loại phân bón.

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số đặc điểm sinh học của hai giống hoa chuông

Công thức Hàm lượng diệp lục (chỉ số SPAD) Khối lượng tươi (g) Khối lượng khô (g) Hoa màu đỏ cánh kép Nước lã (Đ/c) 26,12d 109,18d 5,35d Đầu trâu 005 55,94a 145,00b 9,62b F-GA3 52,85b 140,73b 9,49b Dana 01 48,51c 162,36a 10,51a Atonik 1.8 D 46,62c 129,67c 8,20c LSD0,05 2,61 5,74 0,57

Hoa màu trắng cánh đơn

Nước lã (Đ/c) 24,85d 105,13d 5,11d Đầu trâu 005 47,62a 156,87b 10,08ab F-GA3 45,69a 152,60b 9,69b

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)