5. Những đóng góp mới của luận án
3.1.3. Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh
Các chồi in vitro được hình thành ở giai đoạn nhân nhanh có hình dáng một
cụm chồi (gồm nhiều chồi/gốc). Các chồi được tách đơn lẻ (kích thước từ 3 - 3,5 cm, 4 - 6 lá) được cấy vào môi trường có bổ sung -NAA nồng độ từ 0,1 - 0,5 mg/l.
Theo dõi ảnh hưởng của nồng độ -NAA đến khả năng kích ứng tạo rễ của chồi in
vitro sau 4 tuần nuôi cấy, kết quả thu được trình bày ở bảng 3.4.
Số liệu bảng 3.4 cho thấy, trên môi trường đối chứng các chồi in vitro vẫn có khả năng ra rễ, tuy nhiên tỷ lệ chồi ra rễ đạt giá trị thấp và số rễ/chồi còn rất ít: 43,33% và 1,97 rễ/chồi (hoa đỏ) và 56,67%, 2,3 rễ/chồi (hoa trắng). Khi bổ sung - NAA vào môi trường nuôi cấy ở các mức nồng độ khác nhau, quá trình ra rễ của chồi in vitro của cả hai giống đều có sự thay đổi rõ rệt. Các chỉ tiêu thu được như: số rễ/cây và chiều dài rễ đều tăng tỷ lệ thuận với nồng độ -NAA bổ sung (0 - 0,3 mg/l) và đạt hiệu quả tốt nhất ở công thức có bổ sung 0,3 mg -NAA/l. Sau 3 tuần nuôi cấy, tỷ lệ ra rễ của chồi in vitro ở cả hai giống đạt khá cao từ 86,67 - 100% (hoa đỏ) và từ 83,33 - 100% (hoa trắng). Đến tuần thứ 4 sau cấy, ở tất cả các công thức có bổ sung -NAA thì tỷ lệ ra rễ của chồi in vitro đều đạt 100% (Bảng 3.4) và số rễ/chồi, chiều dài rễ/chồi lần lượt là: 7,07 rễ và 2,09 cm (hoa đỏ); 7,23 rễ và 2,03 cm (hoa trắng), chất lượng bộ rễ rất tốt: rễ đồng đều, mập, nhiều lông tơ. Nghiên cứu này thu được kết quả cao hơn so với nghiên cứu của Dương Tấn Nhựt và cs (2005) [12], Lia và cs (2009) [72].
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA đến sự hình thành rễ của chồi in vitro ở hai giống hoa chuông
(sau 4 tuần nuôi cấy)
-NAA (mg)
Động thái ra rễ của chồi (%) Số
rễ/chồi (cái) Chiều dài rễ/chồi (cm) Chất lượng bộ rễ
1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần
Hoa màu đỏ cánh kép 0,0 0,00c 6,67c 33,33c 43,33b 1,97d 0,71e ++ 0,1 0,00c 56,67b 86,67b 100,00a 3,37c 1,57d ++ 0,2 3,33bc 63,33b 93,33ab 100,00a 4,43b 1,83c +++ 0,3 13,33a 83,33a 100,00a 100,00a 7,07a 2,09b +++ 0,5 10,00ab 66,67b 90,00b 100,00a 4,07b 6,63a + LSD0,05 8,42 11,91 8,06 4,86 0,47 0,15 -
Hoa màu trắng cánh đơn
0,0 0,00 6,67d 40,00c 56,67b 2,30d 0,70d ++ 0,1 0,00 56,67c 83,33b 100,00a 3,93c 1,58c +++ 0,2 0,00 73,33ab 100,00a 100,00a 5,17b 1,76c +++ 0,3 0,00 86,67a 100,00a 100,00a 7,23a 2,03b ++ 0,5 0,00 70,00bc 96,67a 100,00a 5,97b 6,20a + LSD0,05 - 13,53 11,40 4,86 0,82 0,25 -
Ghi chú: a, b, c, d, e chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05, +++ Rễ đồng đều, mập, ++ Rễ không đồng đều + Rễ không đồng đều, nhỏ
Tăng nồng độ -NAA lên 0,5 mg/l thì sinh trưởng của cây in vitro bắt đầu giảm: thân cây gầy, số rễ/cây giảm, chiều dài rễ/cây tăng, rễ phát triển không đều. Đây là những đặc điểm không có lợi cho cây in vitro khi đưa ra ngoài tự nhiên.
Tóm lại: -NAA có ảnh hưởng tốt đến sự hình thành rễ của chồi in vitro cây hoa chuông. Để tạo cây hoàn chỉnh trong nhân giống in vitro cây hoa chuông, bổ sung 0,3 mg -NAA/l vào môi trường cho hiệu quả tốt nhất.
Từ kết quả thu được, chúng tôi phân tích hồi quy, xác định được mô hình toán học và đồ thị (Phụ lục 4) biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ α-NAA và tỷ lệ ra rễ của chồi in vitro ở tuần thứ 3 như sau:
y1 = - 618,56x12 + 406,19x1 + 39,553 (r1 = 0,946) y2 = - 547,37x22 + 374,52x2 + 44,3 (r2 = 0,954)
Trong đó: x là nồng độ α-NAA; y: là tỷ lệ ra rễ của chồi in vitro; r: là hệ số tương quan (y1, x1, r1: giống hoa màu đỏ cánh kép; y2, x2, r2: giống hoa màu trắng cánh đơn).
Từ mô hình toán học và hệ số tương quan thu được cho thấy, tỷ lệ ra rễ của
chồi in vitro có tương quan rất chặt với nồng độ α-NAA bổ sung vào thành phần
môi trường nuôi cấy (r = 0,946 - 0,954). Vì vậy, cần xác định được nống độ α-NAA bổ sung phù hợp để thu được tỷ lệ ra rễ của chồi in vitro cao nhất, đồng thời cây giống in vitro tạo ra có chất lượng tốt.
* Tóm tắt kết quả nghiên cứu nhân giống cây hoa chuông in-vitro
- Để tạo nguồn vật liệu khởi đầu khi nhân giống in vitro cây hoa chuông, sử
dụng đoạn thân mang mắt ngủ và khử trùng mẫu bằng HgCl2 nồng độ 0,1% ở thời
gian 10 phút cho kết quả tốt nhất, tỷ lệ mẫu sống đạt 43,33 - 53,33%.
- Thành phần môi trường dinh dưỡng thích hợp để tái sinh chồi là: MS + 1 mg BA/l + 0,02 mg α-NAA/l + 6,5 g agar/l + 30 g saccarose/l. Tỷ lệ mẫu tạo chồi và số chồi/mẫu cao nhất đạt được lần lượt là: 46,67 - 60% và 1,17 - 1,53 chồi.
- Thành phần môi trường dinh dưỡng thích hợp để nhân nhanh chồi là:
MS + 0,5 mg BA/l + 6,5 g agar/l + 30 g saccarose/l. Hệ số nhân chồi đạt được 5,10 - 7,83 lần, chiều cao chồi 2,30 - 2,34 cm.
- Thành phần môi trường dinh dưỡng để tạo rễ cho cây hoa chuông in vitro có hiệu quả nhất là: MS + 0,3 mg -NAA/l + 6,5 g agar/l + 30 g saccarose/l. Tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100%, cây giống in vitro khỏe, rễ đồng đều nhiều lông tơ.
Tóm lại: Từ các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đề xuất quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông bằng nuôi cấy đoạn thân mang mắt ngủ (Hình 3.1).
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông bằng nuôi cấy đoạn thân mang mắt ngủ
3.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm