Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 96)

5. Những đóng góp mới của luận án

3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh

Thời gian sinh trưởng của cây in vitro trong giai đoạn vườn ươm thường không dài, khoảng 3 đến 4 tuần [14]. Vì vây, phân bón cho cây thường được cung cấp dưới dạng phân bón lá, giúp cây có thể hấp thụ trực tiếp và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón [13]. Đánh giá ảnh hưởng của 5 loại phân bón lá khác nhau đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro, kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.10.

Số liệu bảng 3.10 cho thấy, việc sử dụng phân bón lá cho cây giống hoa in vitro ở giai đoạn vườn ươm có hiệu quả rõ rệt so với công thức đối chứng. Chiều cao cây, số lá/cây và đường kính tán ở cả hai giống đều đạt giá trị cao nhất khi sử dụng phân bón lá Đầu trâu 005, cụ thể lần lượt lá: 7,28 cm, 7,93 lá và 6,61 cm (hoa đỏ); 7,17 cm, 7,87 lá và 6,78 cm (hoa trắng). Ở các công thức sử dụng phân bón lá Greendelta-25 và Bacte 02 hầu hết các chỉ tiêu sinh trưởng đều đạt được giá trị thấp nhất (Bảng 3.10). Kết quả này là do các chất dinh dưỡng thiết yếu có trong phân bón lá Đầu trâu 005 phù hợp cho cây hoa chuông in vitro phát triển thân lá ở giai

đoạn vườn ươm. Đồng thời hàm lượng chất kích thích sinh trưởng GA3 (50 ppm/l)

bổ sung trong thành phần phân bón lá hợp lý để cây phát triển chiều cao. Vì vậy, ở công thức sử dụng phân bón lá Đầu trâu 005 cây sinh trưởng mạnh, lá có màu xanh đặc trưng.

Như vậy, để cây hoa chuông in vitro sinh trưởng tốt ở giai đoạn vườn ươm thì việc sử dụng phân bón lá là rất có hiệu quả. Tuy nhiên, phân bón lá sử dụng ở giai đoạn này phải đủ các nguyên tố đa lượng, trung lượng, có bổ sung dinh dưỡng vi lượng và các chất kích thích sinh trưởng phù hợp.

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm

(sau trồng 4 tuần) Loại phân Chiều cao cây (cm) Tốc độ tăng chiều cao (cm/cây/tuần) Số lá/cây (cái) Tốc độ ra lá (lá/cây/tuần) Đường kính tán (cm) Hoa màu đỏ cánh kép Nước lã (đ/c) 5,64d 0,17d 5,63c 0,08c 5,28d Đầu trâu 005 7,28a 0,73a 7,93a 0,84a 6,61a Humix 7,02b 0,65b 7,67ab 0,73ab 6,34b Greendelta-25 6,62c 0,49c 7,20b 0,61b 6,08c Bacte 02 6,77c 0,54c 7,53ab 0,70ab 6,24bc Growmore 7,16ab 0,69ab 7,73a 0,76ab 6,40ab LSD0,05 0,21 0,07 0,49 0,19 0,26

Hoa màu trắng cánh đơn

Nước lã (đ/c) 5,58d 0,12d 5,77d 0,10d 5,13c Đầu trâu 005 7,17a 0,68a 7,87a 0,73a 6,78a Humix 6,59bc 0,43bc 7,47c 0,61bc 6,26b Greendelta-25 6,30c 0,38c 7,30c 0,56c 6,14b Bacte 02 6,54bc 0,47bc 7,50bc 0,60bc 6,17b Growmore 6,81ab 0,55ab 7,73ab 0,71ab 6,54a LSD0,05 0,36 0,14 0,26 0,11 0,27

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức p= 0,05

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển của cây trồng nói chung và cây giống in vitro trong giai đoạn vườn ươm nói riêng. Cây

giống hoa chuông in vitro ở giai đoạn vườn ươm được cung cấp nguồn dinh dưỡng

chỉ tiêu sinh học thu được khi sử dụng các loại phân bón lá khác nhau trên hai giống hoa chuông in vitro, được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số đặc điểm sinh học của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm

(sau trồng 4 tuần)

Loại phân Hàm lượng diệp lục (chỉ số SPAD)

Khối lượng

tươi (g) Khối lượng khô (g)

Đặc điểm cây giống Hoa màu đỏ cánh kép Nước lã (đ/c) 18,48e 0,747c 0,045c + Đầu trâu 005 35,84a 1,369ab 0,108a +++ Humix 33,25c 1,264b 0,084b +++ Greendelta-25 31,70d 1,408a 0,077b ++ Bacte 02 32,92c 1,379ab 0,081b +++ Growmore 34,53b 1,313ab 0,092ab +++ LSD0,05 1,01 0,126 0,019 - Hoa màu trắng cánh đơn

Nước lã (đ/c) 15,37d 0,678c 0,038d + Đầu trâu 005 27,24ab 1,342ab 0,105a +++ Humix 24,67c 1,286b 0,087bc +++ Greendelta-25 25,03bc 1,352a 0,083c ++ Bacte 02 23,08c 1,364a 0,079c +++ Growmore 27,87a 1,328ab 0,096ab +++ LSD0,05 2,29 0,061 0,014 -

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05,+++ Cây khỏe, lá màu xanh đậm, ++ Cây có màu xanh dặc trưng, thân lá dày, dễ gãy (giòn) + Cây nhỏ, yếu, lá mỏng màu xanh nhạt, sinh trưởng kém.

Số liệu bảng 3.11 cho thấy, các loại phân bón lá đều có ảnh hưởng tốt đến các đặc điểm sinh học của cả hai giống hoa chuông in vitro. Hàm lượng diệp lục tổng số trong lá (chỉ số SPAD) thu được ở giống hoa màu đỏ cao hơn ở giống hoa màu trắng ở tất cả các công thức. Quan sát đặc điểm của cây trong quá trình theo dõi thí nghiệm cho thấy: màu sắc lá của giống hoa màu đỏ cánh kép xanh đậm hơn ở giống

hoa màu trắng cánh đơn. Vì vậy, chỉ số SPAD thu được phù hợp với đặc điểm của giống và thành phần dinh dưỡng có trong các loại phân bón.

Khối lượng tươi thu được đạt giá trị cao nhất ở cả hai giống khi sử dụng 2 loại phân bón lá Greendelta-25 và Bacte 02 (Bảng 3.11). Tuy nhiên, khối lương khô thu được ở cả hai giống khi sử dụng 2 loại phân bón này lại có giá trị ngược lại, chỉ đạt: 0.077 - 0,081 g/cây (hoa đỏ) và 0,079 - 0,083 g/cây (hoa trắng). Quan sát đặc điểm cây giống ở hai công thức này: cây có màu xanh đặc trưng, thân lá dày, dễ gãy (giòn) và kết hợp với các chỉ tiêu sinh trưởng đạt được (Bảng 3.10) cho thấy, hai loại phân bón lá này không phù hợp cho sự sinh trưởng của cây hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm. Ở cả hai giống hoa màu đỏ cánh kép và hoa màu trắng cánh đơn khi sử phân bón lá Đầu trâu 005 các chỉ tiêu sinh học thu được đều đạt giá trị cao nhất (Bảng 3.11). Kết qủa này phản ánh đúng khả năng sinh trưởng của cây (Bảng 3.10). Cây giống có chất lượng tốt, cây khỏe, lá màu xanh đặc trưng và có nhiều lông nhung bao phủ.

Tóm lại: Trong 5 loại phân bón lá nghiên cứu, phân bón lá Đầu trâu 005 là

phù hợp nhất cho cây hoa chuông in vitro ở giai đoạn vườn ươm. Kế đến là phân

bón lá Growmore 30:10:10, Humix. Phân bón lá Bacte 02 và Greendelta-25 không phù hợp.

Hoa chuông là cây có giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao, tuy nhiên những nghiên cứu về tiêu chuẩn cây giống in vitro trước khi đưa ra vườn và tiêu chuẩn cây giống khi xuất vườn ươm còn hạn chế ở trong nước và thế giới. Vì vậy, từ các kết quả nghiên cứu thu được chúng tôi đưa ra các chỉ tiêu sinh trưởng đối với cây giống hoa chuông in vitro trước khi đưa ra vườn ươm và vườn sản xuất theo bảng 3.12.

Bảng 3.12. Tiêu chuẩn cây giống hoa chuông in vitro khi đưa ra vườn ươm và xuất vườn ươm

STT Chỉ tiêu sinh trưởng Yêu cầu đối với cây giống

Cây giống hoa chuông in vitro khi đưa ra vườn ươm

1 Các bộ phận của cây (thân, rễ, lá) Đầy đủ, mập, khỏe

2 Số lá/cây (lá) 6 - 8

3 Bộ rễ (rễ) Phát triển tốt, rễ nhiều, chiều dài 0,5 - 2

cm

4 Chiều cao cây (cm) 4 - 6

5 Khối lượng cây (g/cây) 0,6 - 0,9

Cây giống hoa chuông khi xuất vườn ươm

1 Các bộ phận của cây (thân, rễ, lá) Đầy đủ

2 Số lá/cây (lá) 6 - 10

3 Lá mới xuất hiện (lá) 1 - 2

4 Chiều cao cây (cm) 4 - 8

5 Đường kính tán (cm) 6 - 8

6 Khối lượng tươi (g/cây) 1 - 2

7 Hàm lượng diệp lục (chỉ số SPAD) 28 - 38

8 Màu sắc lá Màu xanh theo đặc trưng của giống

9 Phân bố rễ Rễ lan ra mặt ngoài của bầu ươm

10 Sâu, bệnh hại Không có triệu chứng gây hại

* Tóm tắt kết quả nghiên cứu kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông cấy mô - giai đoạn vườn ươm

Cây giống hoa chuông in vitro khi đưa ra vườn ươm cần đạt các chỉ tiêu sinh trưởng: Cây có 6 - 8 lá/cây, rễ nhiều, chiều dài rễ 0,5 - 2 cm, chiều cao 4 - 6 cm, khối lượng tươi từ 0,6 - 0,9 g/cây.

Cây hoa chuông in vitro có thể đưa ra trồng ngoài vườn ươm gần như quanh

của cây giống cấy mô sẽ rất thuận lợi: tỷ lệ cây sống đạt từ 95,56% - 100%; các chỉ tiêu sinh trưởng của cây đều tăng trưởng tốt. Trong vụ hè từ tháng 5 đến tháng 7 không nên đưa cây giống hoa chuông cấy mô ra ươm trồng.

Cát là giá thể phù hợp nhất để ươm cây giống hoa chuông in vitro khi đưa ra vườn ươm. Trên giá thể này, sau trồng 5 ngày cây bắt đầu ra rễ mới và sau trồng 11 ngày cây bắt đầu ra lá mới, tỷ lệ cây sống đạt 97,78 - 100%. Cây sinh trưởng tốt, đồng đều, cứng cáp, lá có màu xanh đặc trưng. Thứ đến là giá thể bột dừa + trấu hun (1:1). Ba loại giá thể: đất phù sa, bột dừa và đất Tribat không phù hợp

Sử dụng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây hoa chuông in vitro

giai đoạn vườn ươm, có tác dụng tốt đến khả năng sinh trưởng của cây. Các loại phân bón lá sử dụng trong giai đoạn này cần có tỷ lệ đạm cao hơn so với lân và kali để tăng tốc độ sinh trưởng sinh dưỡng thân lá cho cây. Phân bón lá Đầu trâu 005 phù hợp nhất cho cây hoa chuông in vitro ở giai đoạn vườn ươm, số lá/cây: 7,87 - 7,93 lá và chiều cao cây 7,17 - 7,28 cm. Kế đến là phân bón lá Growmore 30:10:10, Humix.

Cây giống hoa chuông in vitro khi xuất vườn ươm cần đạt các chỉ tiêu sinh trưởng: Cây có 6 - 10 lá/cây, rễ nhiều, chiều cao 4 - 8 cm, khối lượng tươi (1 - 2 g/cây).

Tóm lại: Từ các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đề xuất quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro theo sơ đồ hình 3.2.

Hình 3.2. Sơ đồquy trình kỹ thuật ươm cây hoa chuông in vitro

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)