5. Những đóng góp mới của luận án
1.2.4. Đặc điểm thời tiết khí hậu Thừa Thiên Huế và miền Trung Việt Nam
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam, là vùng giao thoa giữa hai miền Nam Bắc (150 59’ 30’’- 160 44’ 30’’ độ vĩ Bắc), nên có chế độ bức xạ phong phú, đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và được chia thành hai mùa rõ rệt trong năm.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX đến XII, trùng với mùa bão, lượng mưa lớn (2.800 - 2.900 mm) chiếm 60 - 70% tổng lượng mưa trong năm, nhưng phân bố không đều giữa các tháng. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng mùa Đông lớn hơn giữa các tháng mùa Hè. Từ tháng III đến tháng VI nhiệt độ tăng rất nhanh, tháng XI đến tháng XII nhiệt độ giảm mạnh, do có sự kết hợp với gió mùa Đông Bắc lạnh. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm không quá cao. Biên độ nhiệt của năm dao động trong khoảng 9 - 10oC (phụ lục 1).
Mùa khô, có nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm dao động khoảng 24 - 25,2oC, nhiệt độ trung bình tháng I khoảng 20oC thấp nhất trong năm. Trong mùa Hè, tháng VI và tháng VII là 2 tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 28,2 - 29,4oC, kết hợp với gió mùa Tây Nam khô nóng, lượng mưa nhỏ, thường gây hạn hán. Điều này có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của các loại hoa nói chung và cây hoa chuông nói riêng.
Do đó, để trồng được hoa chuông, cần phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật thích hợp trong quá trình ươm cây giống hoa chuông in vitro và trồng cây hoa chuông thương phẩm như thời vụ ươm trồng, giá thể trồng, chế độ dinh dưỡng hợp lý,… nhằm làm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của điều kiện thời tiết khí hậu, tăng tỷ lệ cây sống, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt, làm tiền đề để tăng năng suất và chất lượng hoa của cây hoa chuông thương phẩm.
1.3. Kỹ thuật ươm, trồng cây hoa chuông và những yếu tố ảnh hưởng