5. Những đóng góp mới của luận án
2.3.3. Nội dung 3
giai đoạn vườn sản xuất).
* Các công thức thí nghiệm
Thí nghiệm 9: Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây hoa chuông- giai đoạn vườn sản suất
Mục đích: Xác định được thời vụ phù hợp, để trồng cây hoa chuông thương phẩm có năng sất cao và chất lượng hoa tốt.
Phân bón lá sử dụng là Growmore (30:10:10), liều lượng phân ở các công thức là như nhau (1 g/l nước, phun 7 ngày/lần).
Thí nghiệm gồm 5 công thức, tương ứng với 5 thời vụ trồng cây hoa chuông thương phẩm khác nhau trong năm (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
- Công thức I: Trồng ngày 1/9/2013.
- Công thức III: Trồng ngày 1/11/2013.
- Công thức IV: Trồng ngày 1/12/2013.
- Công thức V: Trồng ngày 1/01/2014.
Đánh giá thí nghiệm khi cây kết thúc chu kỳ sinh trưởng.
Thí nghiệm 10: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng phát triển của hai giống hoa chuông - giai đoạn vườn sản suất
Mục đích: Xác định được loại phân bón lá có thành phần dinh dưỡng và chất kích thích sinh trưởng GA3 phù hợp, để cây hoa chuông sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao năng sất cao và chất lượng hoa.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, tương ứng với 5 loại phân bón lá khác nhau, liều lượng phân ở các công thức là như nhau (1 g/l nước, phun 7 ngày/lần), (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
- Công thức I: Nước lã (đ/c). - Công thức II: Đầu trâu 005.
- Công thức III: F-GA3 30:10:15.
- Công thức IV: Dana 01.
- Công thức V: Atonik 1.8 D.
Đánh giá thí nghiệm khi cây kết thúc chu kỳ sinh trưởng.
Thí nghiệm 11: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bấm ngọn đến khả sinh trưởng phát triển của hai hoa chuông
Mục đích: Xác định được thời điểm bấm ngọn phù hợp, để cây hoa chuông sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao năng sất cao và chất lượng hoa.
Phân bón lá sử dụng là Đầu trâu 005 (kế thừa kết quả thí nghiệm 10), liều lượng phân ở các công thức là như nhau (1 g/l nước, phun 7 ngày/lần).
Thí nghiệm gồm 5 công thức, tương ứng với 5 thời điểm bấm ngọn khác nhau (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
- Công thức I: Không xử lý bấm ngọn (Đ/C 1).
- Công thức II: Sau trồng 20 ngày (sinh trưởng sinh dưỡng). - Công thức III: Sau trồng 35 ngày (bắt đầu ra nụ).
- Công thức IV: Sau trồng 50 ngày (hai nụ đầu cao 2 cm).
- Công thức V: Không xử lý bấm ngọn nhưng bấm hai nụ đầu tiên khi bắt đầu
chuyển màu (Đ/C 2) (65 ngày sau trồng).
Đánh giá thí nghiệm khi cây kết thúc chu kỳ sinh trưởng.
* Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), nhắc lại 3 lần, mỗi công thức thí nghiệm trồng 45 cây (chậu) theo dõi ngẫu nhiên 30 cây.
* Điều kiện thí nghiệm
Cây giống: cây có 6 - 8 lá/cây, nhiều rễ, chiều cao 5 - 7 cm, cây khỏe cứng cáp, được dử dụng để trồng cho các công thức thí nghiệm.
Giá thể trồng là hỗn hợp gồm: đất phù sa, cát, phân chuồng, trấu hun (1:1:1:1) và xử lý nguồn bệnh bằng thuốc Basudin 10H (0,3kg/m3 giá thể) và Vicarben (1ml/l nước), đảm bảo độ ẩm đạt 55 - 60%, sau đó phủ nilon kín và ủ trong 7 - 10 ngày, nhằm hạn chế nguồn bệnh [6].
Dụng cụ trồng: Cây hoa chuông được trồng đơn lẻ vào từng chậu nhựa có kích
thước: đường kính miệng x đường kính đáy x chiều cao (16 cm x 12 cm x 12 cm). Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà lưới có mái che mưa hoàn toàn và lưới đen giảm 50% cường độ ánh sáng (có thể chủ động trải và kéo lưới theo điều kiện thời tiết).
* Các kỹ thuật áp dụng
Chăm sóc cây thí nghiệm: Ngoài yếu tố thí nghiệm, việc tưới nước, phòng trừ sâu bệnh… được thực hiện giống nhau ở các công thức thí nghiệm.
Giữ ẩm bằng cách tưới nước 1 - 2 lần/ngày.
Phun thuốc phòng bệnh bằng Ridomil 72 WP hoặc Aliette 80 WP, nồng độ 3 g/l nước, phun định kỳ 10 ngày/lần.
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 8/2013 đến tháng 5/2014.
Địa điểm: Vườn lưới Khoa Nông học, Trường Đại học Nông LâmHuế.