5. Những đóng góp mới của luận án
3.2.2. Nghiên cứu xác định thời vụ phù hợp để đưa cây giống hoa chuông
vitro ra trồng ở vườn ươm
Việc xác định được thời vụ phù hợp để đưa cây in vitro ra vườn ươm là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng của cây ở giai đoạn vườn ươm. Theo lý thuyết thì những cây có đủ thân, rễ, lá đều có thể đưa ra trồng ở vườn ươm. Tuy nhiên, trong thực tế nhân giống cây in vitro khi đưa ra trồng ngoài vườn ươm thường bị chết hoặc sinh trưởng còi cọc… Vì vậy, để đánh giá khả năng thích nghi của cây giống hoa chuông in vitro trong điều kiện tự nhiên, cần tiến hành trồng ở các thời vụ khác nhau. Từ đó, xác định được thời vụ phù hợp để đưa cây ra trồng ngoài vườn ươm, đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt, giảm thiểu thiệt hại do khí hậu thời tiết, thiên tai, dịch bệnh… đem lại sự thành công cho quy trình nhân giống và lợi nhuận cao cho người trồng hoa. Trong thí nghiệm này, chúng tôi sử dụng các cây in vitro có kích thước tương đối đều: cây có 5 - 7 rễ, 6 - 8 lá, cao 5 - 5,5 cm, được trồng vào giá thể cát trong các thời vụ khác nhau. Đánh giá khả năng sinh trưởng của cây in vitro ở giai đoạn vườn ươm, kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.6.
Số liệu bảng 3.6 cho thấy, ở cả hai giống, thời vụ đưa cây giống hoa chuông in vitro ra vườn ươm ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng của cây in vitro trong giai đoạn vườn ươm. Khi ươm cây giống in vitro ở bốn thời vụ khác nhau thì sự sinh trưởng của cây chia làm 2 nhóm rõ rệt.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các thời vụ ươm đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm
(sau trồng 4 tuần) Công thức sống (%) Tỷ lệ Số lá/cây (lá) Chiều cao cây (cm) Chiều dài rễ (cm) Khối lương tươi (gam) Hoa màu đỏ cánh kép Xuân (25/2/2013) 96,67a 7,27a 6,44a 2,98a 1,31ab Hè (25/5/2013) 64,44b 6,13b 5,72b 2,06b 1,20c Thu (25/8/2013) 95,56a 7,47a 6,27ab 3,02a 1,34a Đông (25/11/2013) 100,00a 7,10a 6,32ab 2,78a 1,29b LSD0,05 7,11 0,39 0,61 0,34 0,05
Hoa màu trắng cánh đơn
Xuân (25/2/2013) 98,89a 7,50a 6,28a 2,86ab 1,37ab
Hè (25/5/2013) 54,44b 6,10b 5,57b 2,12b 1,16c
Thu (25/8/2013) 95,56a 7,37a 6,04a 3,35a 1,28b
Đông (25/11/2013) 100,00a 7,67a 6,19a 3,60a 1,44a
LSD0,05 7,61 0,52 0,27 0,98 0,10
Ghi chú: a, b, c, d, e, f, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05
Ở vụ Xuân, vụ Thu, vụ Đông tỷ lệ cây sống cũng như các chỉ tiêu sinh trưởng không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê và đều cao hơn hẳn vụ Hè. Ở cả hai giống tỷ lệ cây sống đạt được rất cao từ 95,56 - 100%, các chỉ tiêu sinh trưởng của cây đều tăng trưởng tốt ở cả 3 thời vụ: Xuân, Thu, Đông (Bảng 3.6). Ở vụ hè do điều kiện khí hậu của miền Trung rất khắc nghiệt: mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam, độ ẩm không khí thấp, nhiệt độ rất cao, nên khi đưa cây giống in vitro ra trồng ở vườn ươm, cây gần như không thích nghi kịp được với với điều kiện tự nhiên nên tỷ lệ cây sống rất thấp, chỉ đạt 64,44% (hoa đỏ) và 54,44% (hoa trắng). Các chỉ tiêu sinh trưởng ở cả hai giống đều rất kém: số lá/cây 6,13 lá; khối lượng tươi 1,20 g (hoa đỏ) và số lá/cây 6,10 lá; khối lượng tươi 1,16 g (hoa trắng), mép lá thường bị khô do cây bị mất nước. Vì vậy, để đưa cây giống hoa chuông in vitro ra ươm trồng vào vụ hè ở Thừa Thiên Huế, cần tác động các biện pháp kỹ thuật như:
làm tăng độ ẩm không khí (tưới phun sương nhiều lần trong ngày), giảm cường độ chiếu sáng (che lưới đen)…
Tóm lại: Cây hoa chuông in vitro có thể đưa ra trồng ngoài vườn ươm gần như quanh năm (vụ Xuân, vụ Thu, vụ Đông). Trong điều kiện thời tiết mát mẻ thì sự sinh trưởng của cây giống in vitro sẽ rất thuận lợi. Vụ hè từ tháng 5 đến tháng 7 ở
Thừa Thiên Huế không nên đưa cây hoa chông in vitro ra ươm trồng.
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm.