Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 102)

5. Những đóng góp mới của luận án

3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển

3.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm - giai đoạn vườn sản xuất thương phẩm - giai đoạn vườn sản xuất

3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây hoa chuông cây hoa chuông

Hoa chuông là cây có nguồn gốc nhiết đới, nên đa số các giống hoa chuông được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp dao động từ 18 -

240C. Cây hoa chuông cần nhiều ánh sáng nhưng không ưa ánh sáng trực tiếp. Ánh

sáng trực tiếp sẽ làm cháy lá, lá có màu xanh vàng. Quang kỳ thích hợp nhất để hoa chuông phát triển là khoảng 12 - 16 giờ chiếu sáng mỗi ngày. Cường độ ánh sáng và nhiệt độ cao, cây rút ngắn chu kỳ sinh trưởng.

Cây giống in vitro đủ tiêu chuẩn đưa ra vườn ươm

(Cây có 6 - 8 lá/cây, cao 4 - 6 cm, rễ dài 0,5 - 2 cm)

4 tuần Cây giống hoa chuông giai đoạn

vườn ươm Giá thể (cát)

Phân bón lá Đầu trâu 005

(1g/l nước liều lượng 7 ngày/lần)

Thời vụ ươm

(vụ Xuân, vụ Thu và vụ Đông)

Cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn ươm

Thời vụ trồng hoa chuông phù hợp, là thời điểm trồng sao cho thời kỳ ra nụ, ra hoa trùng vào thời gian có điều kiện thời tiết khí hậu phù hợp với yêu cầu ngoại cảnh của cây. Cơ sở để xác định thời vụ trồng là dựa vào yêu cầu điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…) thích hợp, điều kiện sinh thái của địa phương, điều kiện vật tư, công lao động,… Bên cạnh đó, thời vụ trồng còn phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng tiêu thu cao (ngày lễ, Tết,…) để thu được hiệu quả kinh tế cao. Thời vụ trồng hoa chuông thích hợp sẽ cho năng suất hoa cao và chất lượng hoa tốt. Theo dõi ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông thể hiện ở bảng 3.13.

Kết quả bảng 3.13 cho thấy, thời vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của hai giống hoa chuông. Ở cả hai giống, thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng ở ba thời vụ: 1/11/2013, 1/12/2013, 1/01/2014 hầu như không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê tại mức α = 0,05. Đến thời kỳ sinh trưởng sinh thực, ở các thời vụ khác nhau, có sự khác khác biệt rất có ý nghĩa ở các thời điểm ra nụ đầu tiên, hoa đầu tiên nở và hoa cuối cùng tàn. Kết quả này là do điều kiện nhiệt độ và cường độ ánh sáng thấp ở vụ Đông (Phụ lục 1) phù hợp cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Vì vậy, chu kỳ sinh trưởng của cả hai giống hoa chuông đều có thời gian dài nhất đạt được khi trồng vào vụ đông (1/11/2013) là 118 ngày (hoa đỏ) và 116 ngày (hoa trắng). Khi trồng ở vụ Thu (1/9/2013, 1/10/2013) hoặc vụ Đông Xuân (1/01/2014) chu kỳ sinh trưởng của cây rút ngắn lại còn 79,67 - 94,33 ngày (hoa đỏ) và 80,67 - 96,33 ngày (hoa trắng).

Như vậy, trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng (phát triển thân lá), nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, cây có điều kiện tăng sinh khối, tăng khả năng tích lũy các hợp chất hữu cơ và khả năng chống chịu với sâu bệnh, cho năng suất và chất lượng hoa cao. Sự khác biệt về thời gian các giai đoạn sinh trưởng phát triển của hai giống hoa chuông chủ yếu là do khí hậu thời tiết: vụ Đông và vụ Đông Xuân có nhiệt độ và cường độ chiếu sáng thấp, phù hợp với yêu câu sinh thái của cây, còn ở vụ Thu nhiệt độ và cường độ chiếu sáng cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng phát triển của cây. Kết quả này hoàn toàn phù với quy luật sinh trưởng phát triển của cây hoa chuông.

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông

(đơn vị: ngày) Công thức

Từ trồng đến… Ra rễ mới Ra lá mới Ra nụ đầu

tiên

Hoa đầu tiên nở Hoa cuối cùng tàn Hoa màu đỏ cánh kép I (1/9/2013) 4,67ab 8,67bc 22,00d 57,00e 79,67d II (1/10/2013) 3,67b 8,33c 25,00c 65,33d 94,33c III (1/11/2013) 4,33ab 9,33ab 36,67a 76,33a 118,00a IV (1/12/2013) 5,33a 9,67a 35,33a 71,00b 110,00b V (1/01/2014) 4,67ab 10,00a 32,33b 67,67c 94,33c LSD0,05 1,11 0,81 1,82 1,24 1,56

Hoa màu trắng cánh đơn

I (1/9/2013) 3,33a 7,67b 20,67d 56,00e 80,67e II (1/10/2013) 2,67a 7,33b 24,33c 62,33c 94,00d III (1/11/2013) 3,67a 8,33a 34,67a 72,33a 116,33a IV (1/12/2013) 3,67a 8,67a 33,33a 68,00b 109,00b V (1/01/2014) 3,33a 8,33a 28,00b 60,00d 96,33c LSD0,05 1,19 0,60 1,38 1,57 2,00

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Cây hoa chuông phù hợp trồng chậu nên yêu cầu về sinh trưởng phát triển thân lá ở mức vừa phải, hài hòa giữa chiều cao cây và đường kính tán (chiều cao cây cân đối với số lá và đường kính tán) để chậu hoa đạt được năng suất và giá trị thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh sâu sắc và đầy đủ sự thích nghi, quá trình sinh trưởng phát triển của các cá thể cũng như một quần thể giống. Năng suất hoa của các giống hoa chuông có liên quan chặt chẽ tới số nụ và số hoa trên cây. Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất để đưa ra các biện pháp kỹ thuật cần tác động một cách hợp lý, nhằm đạt được hiệu quả mong muốn.

Theo dõi khả năng sinh trưởng sinh trưởng phát triển và năng suất của hai giống hoa chuông trồng ở các thời vụ khác nhau, chúng tôi thu được kết quả trình bày trong bảng 3.14.

Số liệu ở bảng 3.14 cho thấy, khả năng sinh trưởng thân lá của giống hoa màu trắng cánh đơn mạnh hơn giống hoa màu đỏ cánh kép, ở tất cả các thời vụ trồng. Khả năng sinh trưởng ở cả hai giống có xu hướng tăng trưởng mạnh khi trồng vào các thời vụ có nhiệt độ thấp và cường độ ánh sáng yếu (Phụ lục 1): vụ Đông và Đông Xuân (1/11/2013, 1/12/2013, 1/01/2014). Thời vụ trồng phù hợp, cây có điều kiện để sinh trưởng thân lá tối đa, tạo tiền đề để tăng năng suất và chất lượng hoa.

Số lá/cây ở giai đoạn ra nụ đầu tiên, đều là những lá chính quyết định tạo đường kính tán, khả năng quang hợp tích lũy các hợp chất hữu cơ để cây ra nụ và nở hoa. Từ khi cây ra nụ đến khi hoa nở số lá trên cây vẫn tiếp tục tăng và dần đi vào ổn định khi hoa đầu tiên nở. Số lá trên cây đạt giá trị cao nhất ở cả hai giống đều trồng ở vụ Đông 1/11/2013: 13,9 lá/cây (hoa đỏ) và 16,47 lá/cây (hoa trắng). Ở giai đoạn hoa đầu tiên nở, các chất dinh dưỡng chủ yếu được tập trung cho sự sinh trưởng phát triển sinh sản, ra nụ và nở hoa. Vì vậy, số lá/cây hầu như không tăng mà bắt đầu có có xu hướng giảm do một số lá già rụng, lá bị sâu bệnh được cắt bỏ hoặc do điều kiện thời tiết không phù hợp (nhiệt độ, cường độ ánh sáng). Khi trồng ở vụ Thu 1/9/2013 thì số lá trên cây ở cả hai giống đều có giá trị thấp nhất (Bảng 3.14), do thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây có nhiệt độ và cường độ ánh sáng cao (Phụ lục 1), không phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây. Vì vậy, cây không có điều kiện để sinh trưởng tối đa.

Cơ quan thực hiện quang hợp ở thực vật chủ yếu là lá và các bộ phận có màu xanh khác của cây như bẹ lá, cuống lá, thân… Quang hợp chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học, năng lượng sinh học ATP và các hợp chất hữu cơ cần thiết khác cho cây sinh trưởng phát triển. Do đó, diện tích lá là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng phát triển của cây, thông qua chỉ số diện tích lá có thể dự tính được năng suất cây trồng.

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và năng suất của hai giống hoa chuông

Công thức Số lá/cây (lá) Diện tích lá/cây (cm2) Đường kính tán (cm) Chiều cao cây (cm) Số nụ/cây (nụ) Số hoa/cây (hoa) Tỉ lệ nụ hữu hiệu/cây (%) Hoa màu đỏ cánh kép I (1/9/2013) 12,87c 67,25d 25,87c 5,31b 13,87d 11,67d 84,22b II (1/10/2013) 13,03bc 80,03c 29,43b 5,44ab 19,33c 17,63c 91,86a III (1/11/2013) 13,90a 96,33a 33,90a 6,71a 30,63a 28,53a 93,03a IV (1/12/2013) 13,77a 94,70a 31,77a 6,53ab 28,77a 26,67a 92,76a V (1/01/2014) 13,37b 88,19b 32,25a 6,39ab 24,90b 22,60b 91,29a LSD0,05 0,39 6,05 2,18 1,35 1,87 1,93 4,21

Hoa màu trắng cánh đơn

I (1/9/2013) 13,10d 70,51d 27,10c 5,28b 14,73c 13,07c 88,90c II (1/10/2013) 14,27c 81,76c 30,27b 5,64b 20,27b 18,80b 93,14ab III (1/11/2013) 16,47a 120,34a 35,47a 7,09a 30,43a 28,87a 95,16a IV (1/12/2013) 16,03ab 114,40ab 35,03a 6,80a 29,30a 27,50a 94,08ab V (1/01/2014) 15,80b 108,87b 34,80a 6,51a 27,40a 25,30a 92,31b LSD0,05 0,52 6,03 1,79 0,78 4,16 4,00 2,23

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Diện tích lá và đường kính tán, ở cả hai giống đều đạt giá trị lớn nhất khi trồng ở chính vụ Đông 1/11/2013, cụ thể là: 96,33 cm2 và 33,9 cm (hoa đỏ); 120,34 cm2 và 35,47 cm (hoa trắng). Trồng vào vụ Thu 1/9/2013, cây sinh trưởng phát triển nhanh, sớm ra nụ, rút ngắn thời gian sinh trưởng sinh dưỡng nên diện tích lá đạt được có giá trị thấp nhất 67,25 cm2 (hoa đỏ) và 70,51 cm2 (hoa trắng). Sự khác biệt này là do vào đầu tháng 9 nhiệt độ và cường độ chiếu sáng cao, không thuân lợi cho cây hoa chuông tăng trưởng sinh trưởng sinh dưỡng. Vào vụ Đông và Đông Xuân khí hậu thời tiết mát mẻ rất thuận lợi cho cây hoa chuông sinh trưởng phát triển. Vào thời kỳ cây xuất hiện nụ đến hoa đầu tiên nở, diện tích lá tăng trưởng rất mạnh ở tất cả thời vụ trồng (ở cả hai giống). Sự tăng trưởng kích thước bộ lá diễn ra mạnh

mẽ vào khoảng thời gian này là vì cây đang gia tăng khả năng tổng hợp các hợp chất hữu cơ để cung cấp cho sự cấu thành nên các cơ quan sinh sản (ra nụ và nở hoa). Nói cách khác, sự tăng trưởng diện tích lá chính là sự thúc đẩy quá trình quang hợp diễn ra trên cây, qua đó tổng hợp, tích lũy được nhiều các hợp chất hữu cơ. Sự phát triển bộ lá, tăng sinh khối trong thời gian này sẽ là nền tảng cho sự tạo năng suất của các cơ quan sinh sản (nụ, hoa, quả…). Ở giai đoạn hoa nở rộ, bộ lá to và đều, trải rộng, tạo nền xanh cho cụm hoa khoe sắc, tỏa hương. Quan sát tổng thể chậu hoa chuông vào giai đoạn hoa nở rộ thấy có sự hài hoa giữa tán lá và hoa, tạo nên giá trị thẩm mỹ riêng cho các chậu hoa chuông mà ít loài hoa khác có được.

Sự phát triển thân, lá có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Vì vậy, sự tăng trưởng chiều cao cây ở cả hai giống đều thu được giá trị lớn nhất khi trồng ở chính vụ Đông 1/11/2013 và thấp nhất ở vụ Thu: 5,31 cm (hoa đỏ); 27,10 cm và 5,28 cm (hoa trắng).

Như vậy, sự tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống hoa chuông phụ thuộc rất nhiều vào thời vụ trồng và kỹ thuật chăm sóc. Thời tiết mát mẻ và cường độ chiếu sáng thấp (vụ Đông) sẽ rất thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của các giống hoa chuông. Ngoài ra, trong quá trình theo dõi chăm sóc thí nghiệm cho thấy, để bộ lá đẹp, cân đối, cần thường xuyên dãn khoảng cách, đảo vị trí giữa các chậu hoa. Sự giới hạn về không gian cũng là nguyên nhân khiến bộ lá không thể tăng trưởng cực đại, hoặc có tăng trưởng nhưng lá biến dạng.

Số nụ và số hoa/cây khi trồng ở các thời vụ khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê tại mức α = 0,05. Ở cả hai giống, khi trồng ở vụ Đông và vụ Đông Xuân (1/11/2013, 1/12/2013 và 1/01/2014) thì số nụ và số hoa/cây thu được đều đạt giá trị cao hơn khi trồng vụ thu (1/9/2013 và 1/10/2013) (Bảng 3.15). Kết quả này có mối quan hệ mật thiết với sự sinh trưởng các bộ phân sinh dưỡng (thân lá). Những cây tăng trưởng thân lá hợp lý, có khả năng tổng hợp, tích lũy các hợp chất hữu cơ, tạo tiền đề để tăng năng suất (Bảng 3.14). Vì vậy, năng suất của hai giống hoa chuông thu được đều đạt giá trị cao nhất khi trồng vào vụ Đông, vụ Đông Xuân và cuối cùng là vụ Thu.

Tỷ lệ nụ hữu hiệu thu được ở cả hai giống khá cao và hầu như không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê tại mức α = 0,05, khi trồng ở vụ Thu muộn, vụ Đông và vụ Đông Xuân. Ở giống hoa chuông màu trắng thì tỷ lệ nụ hữu hiệu đạt được cao hơn ở giống màu đỏ ở tất cả các thời vụ trồng và giá trị cao nhất thu được lần lượt là: 95,16% và 93,03%, trồng vụ Đông. Đây là đặc điểm có liên quan đến bản chất của giống: nụ (hoa) mọc ra từ thân và mỗi nụ nở ra một hoa. Vì vậy, cần tác động các biện pháp kỹ thuật nông học phù hợp như: thời vụ trồng, giá thể trồng, bón phân, điều khiển ánh sáng,… hợp lý để nâng cao tỷ lệ nụ hữu hiệu.

Các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất thu được (Bảng 3.14) cao hơn so với các kết quả đạt được của các tác giả: Nguyễn Quang Thạch và cs (2004) [15], Lê Hữu Cần và Nguyễn Thị Hồng Minh (2005), và Lê Nguyễn Lan Thanh và cs (2014) [16] khi trồng cây hoa chuông ở Hà Nội, Thanh Hóa và Tiền Giang.

Mỗi kích thước, hình dáng và màu sắc của từng loại hoa sẽ tạo nên một kiểu hoa rất riêng, mang nét duyên dáng, uyên thâm hay một chút gì đó thầm kín, e ấp tạo ra ấn tượng đặc biệt với người thưởng ngoạn. Đối với các giống hoa chuông các chỉ tiêu về màu sắc, hình dáng, đường kính hoa là điều mà người trồng, người chơi hoa cũng như những người làm công tác nghiên cứu rất quan tâm. Theo dõi các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng hoa của hai giống hoa chuông chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.15.

Chiều dài cuống hoa và đường kính hoa thu được ở cả hai giống đều đạt giá trị cao nhất khi trồng ở vụ Đông và thấp nhất là ở vụ Thu. Kết quả này phù hợp với các chỉ tiêu sinh trưởng thu được (Bảng 3.14). Cây sinh trưởng phát triển tốt tạo điều kiện để nâng cao năng suất và chất lượng hoa của cây hoa chuông. Trong quá trình chăm sóc thí nghiệm và theo dõi các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng hoa, chúng tôi thấy ở những cây có thân lá phát triển, khỏe mạnh, màu sắc đặc trưng của giống thì khi hoa nở, chiều dài cuống hoa mập, cứng cáp, đường kính hoa lớn cánh hoa dày, màu sắc tươi thắm. Đường kính hoa thu được đạt giá trị cao nhất ở cả hai giống đều trồng ở vụ đông là: 7,56 cm (hoa đỏ) và 8,09 cm (hoa trắng). Như vậy, chiều cao cuống hoa và đường kính hoa phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của mỗi giống, thời vụ trồng phù hợp và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng hoa của hai giống hoa chuông Thời vụ Chiều dài cuống hoa (cm) Đường kính hoa (cm) Độ bền hoa (ngày) Thời gian hoa nở (ngày) Hoa màu đỏ cánh kép I (1/9/2013) 6,98c 5,96c 6,33c 22,67d II (1/10/2013) 7,14bc 6,98b 7,33ab 29,00b III (1/11/2013) 7,47ab 7,56a 8,00a 38,67a IV (1/12/2013) 7,66a 7,34a 8,00a 37,33a V (1/01/2014) 7,25bc 6,79b 7,00bc 26,67c LSD0,05 0,33 0,28 0,73 1,75

Hoa màu trắng cánh đơn

I (1/9/2013) 6,95b 7,26c 7,33e 24,33e II (1/10/2013) 7,07ab 7,80b 8,00d 31,67d III (1/11/2013) 7,25a 8,09a 11,00a 44,67a IV (1/12/2013) 7,20a 8,00ab 10,00b 43,67b V (1/01/2014) 7,16a 7,96ab 8,67c 36,33c LSD0,05 0,19 0,22 0,64 0,60

Ghi chú: a, b, c, d, e, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Hoa chuông có độ bền tự nhiên và thời gian nở hoa tương đối dài, lần lượt là: 6 - 11 ngày và 22 - 44 ngày. Ở giống hoa màu trắng cánh đơn thì các chỉ tiêu này thu được dài hơn ở giống hoa màu đỏ cánh kép. Và đối với từng giống, khi trồng ở vụ Đông thu được kết quả cao hơn ở vụ Xuân và vụ Thu. Như vậy, các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng hoa ngoài việc phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của mỗi giống thì thời vụ trồng (nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ…), sự tích lũy dinh dưỡng, quá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)