Tổng quan hoạt động xuất khẩu sản phẩm thép trong các năm gần

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với xuất nhập khẩu thép tại Việt Nam (Trang 51)

đây của các doanh nghiệp Việt Nam

Do đặc thù của ngành sản xuất thép tại Việt nam là chƣa cung cấp đƣợc lƣợng nguyên liệu thép ổn định để sản xuất. Hàng năm, các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu một lƣợng lớn sắt thép để làm nguồn nguyên liệu. Hơn nữa, đa phần dây chuyền sản xuất thép tại Việt nam hiện còn lạc hầu về công nghệ cho nên chất lƣợng sản phẩm đầu ra khó đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn quốc tế. Hiện tại, Việt Nam đã gia nhập WTO và ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do khối ASEAN. Do vậy, lƣợng xuất khẩu thép của Việt Nam còn ít và thị trƣờng xuất khẩu sản phẩm thép chủ yếu của Việt Nam chỉ trong nội bộ các quốc gia Đông Nam Á. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, trong năm 2012, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thép sang một số thị trƣờng chính nhƣ: Campuchia: 525 nghìn tấn, trị giá: 387 triệu USD; Indonexia: 336 nghìn tấn, trị giá 289 triệu USD; Philipin: 332 nghìn tấn, trị giá 178 triệu USD; Malaixia: 173 nghìn tấn, trị giá 157 triệu USD.

Trong những năm gần đây, trái ngƣợc với lƣợng nhập khẩu sắt thép, lƣợng xuất khẩu sản phẩm sắt thép đều tăng liên tiếp mặc dù số lƣợng tăng không nhiều.

Bảng 2.2 Lƣợng và giá trị xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong giai đoạn 2009-2012 Năm Phôi thép Sắt thép loại khác Tổng cộng Lƣợng (nghìn tấn) Trị giá ( Triệu USD) Lƣợng (nghìn tấn) Trị giá ( Triệu USD) (nghìn tấn) Lƣợng Trị giá ( Triệu USD) 2009 0 0 487 383 487 383 2010 0,74 1,57 1279 1048 1280 1050 2011 235 150 1609 1532 1844 1682 2012 369 214 1590 1428 1958 1642

(Nguồn: Tổng quan tình hình nhập khẩu và xuất khẩu sắt thép của Việt Nam,Tổng cục Hải Quan,2013, Hà Nội)

Trong giai đoạn năm 2008 và 2009, thị trƣờng thép trong nƣớc thiếu hụt nhiều về nguồn cung. Giá thép tăng cao hơn so với thế giới, vì vậy trong giai đoạn này sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để tiêu thụ nội địa. Số lƣợng và giá trị xuất khẩu trong năm 2009 khá khiêm tốn lần lƣợt là: 0,48 triệu tấn và 383 triệu USD. Bƣớc sang năm 2010, tình hình thị trƣờng thép trong nƣớc có nhiều sự ổn định hơn. Lƣợng xuất khẩu tăng dần đều qua các năm. Năm 2010, lƣợng xuất khẩu là 1,28 triệu tấn và đến năm 2012 nƣớc ta xuất khẩu 1,96 triệu tấn thép tăng khoảng 6,2% so với năm trƣớc [51]. Các công ty thép Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phôi thép để sản xuất các sản phẩm thép xuất khẩu. Ngoài ra, lƣợng phôi thép đƣợc sản xuất ra trong nƣớc để xuất khẩu chủ yếu là phôi có chất lƣợng thấp để xuất sang các thị trƣờng không yêu cầu cao về chất lƣợng. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là các sản phẩm thép trung gian hoặc sản phẩm thép cuối cùng nhƣ: ống thép, thép mạ kim loại, thép hình các loại.

Nhìn chung, ngành thép Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu trên thế giới làm giảm khả năng cạnh tranh ngay tại thị trƣờng trong nƣớc. Đồng thời Việt Nam đã gia nhập WTO và ký kết nhiều hiệp định thƣơng mại tự do với các nƣớc trong khu vực thì sự bảo hộ của Nhà nƣớc đến

vậy, để phát triển và chiếm lĩnh thị trƣờng thép trong nƣớc tiến ra thị trƣờng thế giới thì việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp thép Việt Nam là cực kỳ quan trọng.

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với xuất nhập khẩu thép tại Việt Nam (Trang 51)