Các giao dịch theo phƣơng thức tín dụng chứng từ không chỉ là công cụ thanh toán quốc tế, nếu xét về mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành và ngƣời mua và giữa ngân hàng thông báo và ngƣời bán trong phạm vi quốc gia thì chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia. Nếu xét trên khía cạnh nghiệp vụ, phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ là dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp, vì vậy hoạt động này phải tuân theo quy định về quản lý ngoại hối, những hành vị đƣợc phép giao dịch… đƣợc ghi nhận theo hệ thống pháp luật của quốc gia.
Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về quản lý ngoại hối, thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế, cụ thể:
Văn bản luật:
Văn bản luật của Việt Nam là những văn bản đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành. Trong đó có các văn bản quy định những quy phạm chung nhƣ bộ luật dân sự, các bộ luật liên quan đến tín dụng chứng từ: luật công cụ chuyển nhƣợng, luật các tổ chức tín dụng, luật ngân hàng nhà nƣớc…Các văn bản luật đƣợc liệt kê cụ thể trong phần phụ lục của luận văn này
Văn bản dƣới luật:
Văn bản dƣới luật bao gồm các nghị định do Chính Phủ và ngân hàng Nhà nƣớc ban hành điều chỉnh hoạt động phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ. Các văn bản dƣới luật đƣợc liệt kê cụ thể trong phần phụ lục của luận văn này. Trong các văn bản trên có thể chú trọng vào các vấn đề nhƣ:
Khái niệm rõ ràng về thƣ tín dụng đã đƣợc đề cấp đến tại Điều 16 Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002: Thƣ tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện đƣợc ngân hàng mở theo yêu cầu của ngƣời sử dụng dịch vụ thanh toán (ngƣời xin mở thƣ tín dụng), theo đó ngân hàng thực hiện yêu cầu của ngƣời sử dụng dịch vụ thanh toán (ngƣời xin mở thƣ tín dụng) để:
Trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của ngƣời thụ hƣởng khi nhận đƣợc bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thƣ tín dụng hoặc
Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của ngƣời thụ hƣởng vào một thời điểm nhất định trong tƣơng lai khi
nhận đƣợc bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thƣ tín dụng.
Trong quyết định số 226 cũng đề cập đến các dịch vụ thanh nội địa và dịch vụ thanh toán quốc tế, quyền và nghĩa vụ của các bên trong dịch vụ thanh toán
Trong quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2002 thì thủ tục mở thƣ tín dụng, thủ tục thanh toán thƣ tín dụng và nghĩa vụ của các bên trong quy trình thanh toán đƣợc quy định cụ thể trong văn bản này.
Tranh chấp xảy ra trong giao dịch thƣơng mại quốc tế thƣờng xuyên xảy ra, việc áp dụng pháp luật nào hoặc tập quán quốc tế ra sao đƣợc quy định tại nhiều văn bản thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam, cụ thể:
Tại khoản 4 điều 5, Bộ luật dân sự 2005: “Trong trƣờng hợp dân sự có yếu tố nƣớc ngoài không đƣợc Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam, điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Tại khoản 2 điều 5, Luật Thƣơng mại 2005: “Các bên trong giao dịch thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc thỏa thuận áp dụng pháp luật nƣớc ngoài, tập quán thƣơng mại quốc tế nếu pháp luật nƣớc ngoài, tập quán thƣơng mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”
Tại điều 5, Pháp lệnh ngoại hối năm 2005: “Trƣờng hợp hoạt động ngoại hối mà pháp luật Việt Nam chƣa có quy định thì các bên có thể thỏa thuận áp
dụng pháp luật nƣớc ngoài, tập quán quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nƣớc ngoài, tập quán quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.
Tại điều 4, Nghị định của Chính phủ số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001 về hoạt động thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: “Các bên tham gia hoạt động thanh toán quốc tế có thể thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế nếu tập quán đó không trái pháp luật nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Tóm lại, các quy định của pháp luật Việt Nam đều thống nhất là chỉ áp dụng tập quán hoặc thông lệ quốc tế với điều kiện việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, pháp luật Việt Nam cũng quy định khá rõ về phƣơng thức thanh toán này thông qua nhiều văn bản dƣới luật đƣợc đề cập ở trên. Nhìn chung các quy định của pháp luật Việt Nam không trái với tập quán quốc tế thƣờng đƣợc áp dụng.